Tin mới

10 cách để phát triển lòng tự trọng của trẻ

Thứ năm, 13/08/2015, 14:38 (GMT+7)

Lòng tự trọng của trẻ là cảm xúc về giá trị của bản thân, mức độ coi trọng bản thân, những khả năng và thành tựu có được để trẻ khẳng định bản thân.

Lòng tự trọng của trẻ là cảm xúc về giá trị của bản thân, mức độ coi trọng bản thân, những khả năng và thành tựu có được để trẻ khẳng định bản thân.

Trẻ có lòng tự trong cao thường có xu hướng hạnh phúc, thành đạt và có tình bạn tốt đẹp hơn. Tuy nhiên phát triển điều này thực sự không hề đơn giản, khen ngợi và khuyến khích chỉ là một phần tác động tích cực, nếu chúng được sử dụng một cách thận trọng và chừng mực.

Ngược lại, nếu khen ngợi quá mức, không đúng với thực tế sẽ gây phản tác dụng và khiến trẻ làm giảm đi giá trị của bản thân.

Sau đây là 10 cách thúc đẩy lòng tự trọng của trẻ dễ dàng mà không thái quá:

Giúp trẻ đạt được thành công

Hãy tìm những thử thách mà bạn biết trẻ có thể đối phó được. Sau đó ca ngợi sự nỗ lực của trẻ. Dần dần, tăng sự khó khăn của mỗi đợt thử thách để giúp trẻ ngày càng vững chắc hơn. 

 

Những thành công khác biệt

Cha mẹ hãy luôn sẵn sàng chỉ ra rằng, xung quanh trẻ có nhiều hoạt động khác không kém phần quan trọng, hơn là việc cố gắng đạt được một thành tựu duy nhất nào đó. Ví dụ, thực tế rằng, trẻ của bạn có thể đọc tên nhiều các loại màu sắc khác nhau, trong khi trẻ không thể chạy như như bạn bè của mình.

Phê bình theo hướng tích cực

Quá nhiều tiêu cực có thể giảm lòng tự trọng của trẻ, mặc dù nhận xét sẽ khuyến khích trẻ ngày càng trở nên tốt hơn. Bằng mọi cách, bạn hãy cố gắng phê bình trẻ một cách nhẹ nhàng và không để trẻ cảm thấy bị đau buồn, tổn thương.

Chăm chút ngoại hình

Một đứa trẻ nên được cha mẹ khuyến khích quan tâm về ngoại hình của bản thân để làm tăng lòng tự trọng. Vẻ bên ngoài rất quan trọng với sự phát triển tâm lý của một đứa trẻ 4 tuổi. Bạn hãy khuyến khích trẻ mặc đồ trông gọn gàng và sáng sủa hơn.

Khen ngợi những điểm mạnh

Bất cứ khi nào trẻ nói với bạn rằng sẽ không cố gắng làm một cái gì đó mới vì trẻ thiếu các kỹ năng cần thiết để đạt được đó, bạn hãy khuyến khích trẻ nghĩ đến tất cả những thế mạnh của chúng. Chỉ ra rằng trước đó, trẻ từng nghi ngờ về khả năng của mình nhưng cuối cùng vẫn đạt được thành công.

Không so sánh

Để trẻ không ngừng cải thiện bản thân, nhiều cha mẹ thường so sánh trẻ với các anh chị em trong gia đình, nhưng điều này có thể chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là nên tạo sự khác biệt ở trẻ, giúp trẻ khẳng định bản thân hơn.

Để trẻ tự quyết định

Lòng tự trọng của trẻ sẽ tăng lên khi cha mẹ cho trẻ tham gia vào việc tự quyết định một số vấn đề nhỏ của bản thân. Ví dụ, những bộ quần áo trẻ sẽ mặc hôm nay hay trẻ thích ăn sáng như thế nào. Điều này giúp trẻ tăng sự tự tin của bản thân.

Lời khen ngợi xứng đáng

Hãy nhớ rằng trẻ sẽ phát triển mạnh hơn khi nhận được những ý kiến phản hồi tích cực từ những người thân xung quanh như cha mẹ, ông bà nội, ngoại… Nhận được lời khen ngợi từ những người khác sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân mình tốt hơn và không ngừng cố gắng.

Theo dõi sự tiến bộ của trẻ

Trẻ em thường không nhận thấy những sự tiến bộ nhỏ trong sự phát triển của bản thân. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi và đề cao những sự tiến bộ đó của trẻ, giúp chúng tăng thêm lòng tự trọng hơn.

Cách sử dụng ngôn ngữ

Hãy cẩn thận lựa chọn những lời động viên của bạn để có thể tăng lòng tự trọng của trẻ. Các cụm từ như: “Tôi biết bạn có thể làm được điều đó”, “bạn chỉ cần làm tốt nhất có thể” và “Mẹ rất vui mừng khi con đã cố gắng chăm chỉ” sẽ giúp trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân hơn.

Hải Nam (Theo Youngparents)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news