Tin mới

10 hiện tượng thời tiết cực hiếm

Thứ hai, 24/11/2014, 19:00 (GMT+7)

Những hiện tượng thiên nhiên dưới đây có thể rất đẹp và cũng có thể gây chết người nhưng tất thảy đều khiến chúng ta kinh ngạc.

Những hiện tượng thiên nhiên dưới đây có thể rất đẹp và cũng có thể gây chết người nhưng tất thảy đều khiến chúng ta kinh ngạc.

10. Tuyết đa sắc


Vào một buổi sáng lạnh cóng năm 2010, các công dân của Stavropol, Nga thức dậy và nhìn thấy tuyết nhiều màu trên đường phố của mình. Mọi người đã rất ngạc nhiên khi thấy tuyết màu tím và màu nâu chất đống. Nhiều người sẽ cho đây là một trò lừa bịp nhưng các nhà khoa học đã khẳng định rằng có một lượng tuyết với vô số màu sắc.

Đây không phải là hiện tượng độc hại nhưng các chuyên gia cảnh báo đừng dại dột ăn loại tuyết này, nó có thể đã nhiễm bụi bẩn từ châu Phi. Chính lượng bụi lớn trong bầu khí quyển hòa lẫn với các đám mây tuyết bình thường tạo ra tuyết nhiều màu. Đây không phải lần đầu tiên diễn ra hiện tượng này. Vào năm 1912, vùng Alaska, Canada đã có tuyết màu đen. Đó là do tro núi lửa và đá trộn lẫn với những đám mây tuyết.

9. Bão Derecho


Vào năm 2012, một hệ thống bão đồ sộ và hung tợn được tạo thành từ những cơn giông và gió mạnh để lại dấu vết của sự hủy diệt trên toàn vùng Trung Tây và trung Đại Tây Dương. Đây là loại bão đáng sợ mang tên Derecho, và trong trường hợp này, nó được nâng lên thành “siêu Derecho”.

Nguyên nhân chính của siêu bão là nhiệt độ cao tại khu vực kết hợp với luồng khí thoát ra từ máy bay. Tiểu bang Virginia đã trải qua sự cố mất điện lớn – dây cáp bị đứt, xe tải tông nhau hỗn loạn và 13 người thiệt mạng.

Derecho rất hiếm xảy ra tại trung Đại Tây Dương, chỉ xảy ra 4 năm 1 lần hoặc lâu hơn. Một cơn bão Derecho kinh hoàng nhất xảy ra tại Mỹ năm 2009. Hệ thống bão đã di chuyển hơn 1.000 dặm trong một ngày khiến nhiều người chết và bị thương. 45 trận lốc xoáy kinh hoàng đã xảy ra kể từ khi có bão.

8. Tuyết sấm sét


Người dân tại bờ biển phía đông nước Mỹ đã trải qua một cơn bão tuyết bình thường vào năm 2011 khi họ bất ngờ chứng kiến những tia sét và vệt sấm xen lẫn với tuyết. Tuyết sấm sét đã xảy ra ngay trước mắt họ.

Thông thường, tuyết sấm sét rất hiếm gặp. Các chuyên gia thời tiết nói rằng sự xuất hiện của tuyết sấm sét nghĩa là tuyết rơi nặng hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có hơn 80% khả năng tuyết rơi dày ít nhất 6 inch trong vòng bán kính 70 dặm khi sấm sét xảy ra giữa cơn bão tuyết.

7. Bão mặt trời


Chúng ta đều biết ánh sáng phía bắc thường xuất hiện thành những vòng xoáy màu xanh da trời và xanh lá cây trên bầu trời. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các cơn bão mặt trời có cường độ lớn vì vậy có thể tạo ra một kính vạn hoa nhiều màu và có thể nhìn thấy tại những vùng mà người dân chưa từng được chứng kiến.

Vào năm 2012, một cơn bão mặt trời cực mạnh đã tạo thành một cực quang rất đẹp tại hồ Crater ở Oregon. Các nhà khoa học tin rằng 2 đám mây của các hạt phát sáng đã được các vệt đen mặt trời lớn hơn trái đất ném về phía hành tinh chúng ta. Cường độ cực quang lớn đến nỗi những vùng xa xôi như Maryland và Wisconsin cũng nhìn thấy.

6. Lốc xoáy sinh đôi


Lốc xoáy xảy ra mỗi năm trên thế giới nhưng lốc xoáy sinh đôi chỉ xảy ra trong 10 năm hoặc 20 năm. Khi chúng xuất hiện sẽ gây ra sự tàn phá lớn. Thị trấn Pilger ở Nebraska là nơi đầu tiên nếm trải sự tàn phá kinh hoàng của những cơn lốc xoáy trong vài phút. Hiện tượng lốc xoáy sinh đôi tấn công thị trấn vào năm 2014 khiến 1 trẻ em thiệt mạng và 19 người khác bị thương.

Có một số bất đồng về việc lốc xoáy sinh đôi hình thành như thế nào. Một số chuyên gia tin rằng quá trình bít kín đã hình thành lốc xoáy sinh đôi. Sự bít kín diễn ra khi một cơn lốc xoáy bị không khí ẩm, lạnh bao bọc. Cơn lốc bị bao bọc này suy yếu thì có thể tạo ra cơn lốc thứ 2. Điều này thường xảy ra khi cơn bão gốc có nhiều năng lượng.

Một số khác cho rằng hệ thống bão nhiều gió xoáy hoặc những siêu lốc xoáy riêng biệt có thể tạo ra lốc xoáy sinh đôi. Cho dù thế nào thì các chuyên gia đều đồng ý rằng những cơn lốc xoáy sinh đôi đều gây chết người và có thể tạo ra những hiện tượng bất thường.

5. Gustnado


Gustnado là thuật ngữ dùng để chỉ một cơn lốc xoáy ngắn, tách riêng hoàn toàn khỏi cơn bão chính thường sản sinh ra những cơn lốc. Vào năm 2012, một cơn bão lớn đã tạo ra cơn lốc gustnado ở rìa cơn gió tốc độ cao tại đông nam Wisconsin. Hiện tượng hiếm gặp này đã khiến lực lượng cứu hỏa địa phương choáng váng.

Một cơn lốc gustnado không mạnh như cơn lốc bình thường và được hình thành khi mưa trút xuống hòa với Không khí lạnh trong cơn bão. Không khí lạnh kết hợp với mưa tấn công xuống mặt đất và tạo ra một cơn gió mạnh, trở thành gustnado. Cũng có một vài gustnado hình thành khi những cơn gió lạnh tấn công mặt đất hòa với không khí nóng. Gustnado chỉ kéo dài vài phút nhưng nó có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường xung quanh.

4. Mây đảo ngược


Sau Lễ Tạ ơn năm 2013, du khách tại Grand Canyon đã chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này – hẻm núi nhanh chóng được lấp đầy bởi màn sương dày đặc. Các du khách cảm thấy sợ hãi khi sương mù cuộn vào một đám rồi cuối cùng hình thành một thác mây. Hiện tượng thời tiết bất thường này được biết đến như một sự đảo ngược.

Hiện tượng mây đảo ngược do không khí lạnh vẫn còn ở gần mặt đất và không khí ấm hơn di chuyển lên trên. Sự kiện tại Grand Ganyon bắt đầu khi một cơn bão di chuyển qua đây ngay trước kỳ nghỉ khiến mặt đất bị đóng băng. Khi không khí ấm hơn di chuyển qua đó, hiện tượng mây đảo ngược cực đẹp đã xảy ra.

Các nhân viên kiểm lâm tại đây khẳng định hiện tượng mây đảo ngược nhỏ xảy ra khá thường xuyên, nhưng việc mây lấp đầy cả Canyon chỉ xảy ra khoảng 10 năm một lần hoặc lâu hơn. Hiện tượng này kéo dài cả ngày, sương mù chỉ tan khi trời tối dần.

3. Sóng thần mặt trời


Giữa năm 2013, 2 vệ tinh đã bắt được điều gì đó bất thường trên bề mặt mặt trời. Một cơn sóng thần lao vào bề mặt của hành tinh này như một phản ứng để phóng vật chất vào không gian.

Vệ tinh Hindoe và Solar Dynamics Observatory (SDO) của Nhật Bản là công cụ nghiên cứu những sự kiện xảy ra trên mặt trời.

Sự phun trào và sóng thần mặt trời xảy ra giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn sóng thần trên trái đất diễn ra như thế nào.

2. Siêu khúc xạ


Cũng trong năm 2013, những người sống tại miền bắc Ohio đã thức dậy vào một buổi sáng và kinh ngạc khi nhận ra mình có thể nhìn thấy tất cả bờ biển Canada. Điều này không thể xảy ra ở điều kiện bình thường bởi đường trái đất là hình cong. Tuy nhiên, người dân địa phương có thể nhìn thấy tất cả đường tới Canada bởi một hiện tượng tự nhiên hiếm gặp là siêu khúc xạ, trong đó các tia sáng đã bị bẻ cong khi hướng tới bề mặt trái đất.

1. Tắc nghẽn khí quyển


Tắc nghẽn khí quyển là hiện tượng thời tiết hiếm nhất trên trái đất và là một trong những hiện tượng nguy hiểm nhất. Nõ xảy ra khi hệ thống áp suất cao bị mắc kẹt và không thể di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Phụ thuộc vào loại hệ thống, nó có thể dẫn tới lũ lụt hoặc điều kiện cực nóng hay cực khô.

Một ví dụ về tắc nghẽn khí quyển là vào năm 2013, cơn sóng nhiệt tại châu Âu đã khiến 70.000 người thiệt mạng. Hệ thống áp suất cao đã bị mắc kẹt trong trường hợp này là rất mạnh và ngăn chặn bất kỳ sự di chuyển nào.

Trong năm 2010, 15.000 người Nga đã thiệt mạng cũng bởi một cơn sóng nhiệt do một sự cố tắc nghẽn. Và vào năm 2004, hiện tượng chặn khí quyền ở Alaska làm nhiệt độ tăng, các dòng sông băng tan chảy và xảy ra cháy rừng lớn tại khu vực. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải lúc nào cũng xấu. Cũng trong một sự kiện tắc nghẽn khác vào năm 2004 tại Missouri, nhiệt độ được duy trì tác động tốt lên các loại cây trồng.

Bảo Linh (tin tức toptenz)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news