Tin mới

10 năm nhìn lại thảm họa sóng thần khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thứ hai, 22/12/2014, 10:47 (GMT+7)

Ngày 26/12/2004, một trận động đất 9,2 độ Richter ở Ấn Độ Dương tạo ra trận sóng thần cao 30 m đánh vào bờ biển của 11 nước, cướp đi sinh mạng của hơn 225.000 người. Các chuyên gia nhận định trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 là sóng thần gây chết người nhiều nhất trong 600 năm qua.  >> Bé gái đoàn tụ gia đình sau 10 năm bị sóng thần cuốn ra biển  >> Nước mắt và nỗi tiếc thương tưởng niệm nạn nhân sóng thần

Ngày 26/12/2004, một trận động đất 9,2 độ Richter ở Ấn Độ Dương tạo ra trận sóng thần cao 30 m đánh vào bờ biển của 11 nước, cướp đi sinh mạng của hơn 225.000 người. Các chuyên gia nhận định trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 là sóng thần gây chết người nhiều nhất trong 600 năm qua.

 

Buổi sáng ngày 26/12/2004, ngay sau Noel, một cơn động đất đã gây ra đợt sóng thần khủng khiếp đổ bộ vào các bờ biển Ấn Độ Dương, trong đó có đảo Sumatra. Chứng kiến hình ảnh trên đài truyền hình, nhiều người đã không thể tin nổi sức tàn phá khủng khiếp và sự tan thương mà thảm kịch này mang tới.

Ảnh chụp ngày 26/12/2004. Khi đó, những du khách nước ngoài đang bơi tại bãi biển Hat Rai Lay, gần Krabi, ở miền nam Thái Lan hốt hoảng chạy vào bờ khi trông thấy những ngọn sóng cao cuồn cuộn

Cùng lúc đó, những dòng nước lũ kéo vào thành phố Maddampegama ở Sri Lanka ngày 26/12. 11 quốc gia bị tàn phá trong trận sóng thần, hơn 225.000 người thiệt mạng. Các chuyên gia nhận định trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 là sóng thần gây chết người nhất trong 600 năm qua

Nhiếp ảnh gia kiêm tình nguyện viên quốc tế Chris Rainier đặt chân tới Sumatra hai tuần sau đó đã phải thốt lên “Ở khắp mọi nơi đi qua, tôi phải hết sức cẩn thận để không dẫm phải một xác chết”.

Các tòa nhà bị san phẳng trong hàng dặm cùng toàn bộ cư dân trong đó bị cuốn ra biển. Để mô tả về thảm cảnh ấy, nhiều người gọi nó không khác gì thành phố Hiroshima sau khi bị thả bom nguyên tử

Tỉnh Aceh, Indonesia, là vùng bị thiệt hại nặng nhất. Aceh nằm ngay mũi phía bắc của đảo Sumatra, hứng chịu những ngọn sóng lớn đầu tiên đánh vào đây. Ảnh dưới do vệ tinh chụp ngày 10/1/2003, thời điểm trước khi xảy ra sóng thần. Ảnh trên chụp ngày 29/12/2004, sau khi sóng thần đánh vào đảo Sumatra

Theo ước tính, sức tàn phá của sóng thần vào Sumatra ngày hôm đó thực sự gấp đôi nguồn năng lượng bùng nổ trong Chiến tranh thế giới II, bao gồm cả hai quả bom nguyên tử. Tính riêng cường độ và nguồn năng lượng của riêng trận động đất gây ra, ước tính đã phải xấp xỉ khoảng 23.000 quả bom nguyên tử ở Hiroshima.

Du khách chứng kiến ngọn sóng cuồn cuộn đánh vào bờ biển Batu Ferringhi ở đảo Penang, Malaysia ngày 26/12/2004. Thảm họa xảy ra ở Malaysia cướp sinh mạng của hơn 60 người

Xem thêm Video những cơn bão mạnh nhất thế giới :

Những nhân chứng tận mắt chứng kiến đợt sóng thần vẫn còn sống sót mô tả lại rằng, họ nghe thấy như có âm thanh của ba tàu vận tải hàng hóa hay một máy bay phản lực cỡ lớn đang tiến tới gần.

Đáng buồn thay, vào thời điểm đó, chưa có hệ thống cảnh báo nào về động đất sóng thần được lắp đặt ở khu vực xảy ra thảm họa. Chính vì thế mà chính quyền địa phương cũng như người dân đã không kịp thời ứng phó được trước trận sóng thần.

Hai ngày sau khi bị sóng thần đánh, thành phố Meulaboh ở tỉnh Aceh vẫn ngập trong nước

Ngôi đền này là tòa nhà duy nhất còn sót lại ở vùng ven biển tỉnh Aceh. Những tòa nhà mong manh khác đã hoàn toàn bị sóng thần cuốn trôi

Những con sóng thần tới đây cao tới 30m, tốc độ đi chuyển lên đến 500 - 1.000km/h, ở vùng nước cạn gần bờ thì khoảng 10km/h nhưng sức công phá lại rất lớn, không cho người dân nào có cơ may sống sót.

Đây được đánh giá là đợt sóng thần gây thảm họa chết người và tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử. Khoảng 230.000 - 280.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa. Đảo Sumatra là tâm chấn của thảm họa, có số người thiệt mạng cao nhất Indonesia, đồng thời phải chịu thảm họa kép động đất và sóng thần.

Một người đàn ông bật khóc khi tìm kiếm người nhà trong đống hoang tàn tại Sri Lanka ngày 30/12/2004

Bức ảnh chụp ngày 25/1/2005 tại tỉnh Aceh. Gần một tháng trôi qua từ sau trận sóng thần, số lượng thi thể quá lớn khiến việc thu hồi không thể hoàn tất nhanh

Hai người phụ nữ tìm kiếm thi thể người thân trong "nhà xác" tập thể ở tỉnh Aceh. Indonesia là nước có con số thương vong lớn nhất trong trận đại sóng thần, hơn 160.000 người tử vong và khoảng 37.000 người mất tích. Số lượng thi thể quá lớn trong khi cơ sở vật chất hậu thiên tai không đáp ứng được nhu cầu bảo quản đã ảnh hưởng đến công tác nhận diện nạn nhân

Một con tàu bị sóng cuốn trôi và mắc kẹt trên nóc một ngôi nhà. Con tàu này từng là nơi trú ẩn an toàn của gần 60 người trong những trận sóng dữ. Ngày nay, người dân Indonesia vẫn giữ nguyên con tàu trên nóc nhà và xây dựng nó thành một khu vực tưởng niệm các nạn nhân

Người dân tại tỉnh Aceh cầu nguyện cho các nạn nhân vào năm 2009, đánh dấu 5 năm trận sóng thần xảy ra

10 năm sau thảm họa khủng khiếp trên, Indonesia đã tiến hành công cuộc xây dựng, tái thiết khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa thiên nhiên đó. Ảnh trên là quang cảnh hoang tàn ở huyện Banda Aceh, tỉnh Aceh nằm trên đảo Sumatra được chụp vài ngày sau khi xảy ra thảm họa sóng thần khủng khiếp nhất lịch sử. Ảnh dưới là huyện Banda Aceh được xây dựng lại từ đống tro tàn năm 2004 tại cùng vị trí với ảnh trên (ảnh chụp ngày 1/12/2014)

Sau khi thảm họa sóng thần xảy ra, ông Kofi Annan, Tổng thư ký Liên hợp quốc khi đó đã nói rằng, phải mất ít nhất 10 năm mới có thể khắc phục hậu quả của nó. Cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân đạo đã đổ hàng tỷ USD để viện trợ cho hơn 10 nước bị ảnh hưởng. Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản đã thành lập một liên minh để đảm bảo rằng hàng viện trợ đến được đích nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Cùng với những nỗ lực không ngừng của chính phủ các nước, sau 10 năm, cuộc sống tại những “vùng đất chết” khi đó đã trở lại bình thường.

Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng cùng với sự hỗ trợ của chính phủ và bằng niềm tin mãnh liệt, con người ở những vùng đất này vẫn sẽ vượt qua một cách mạnh mẽ, để tiếp tục hướng tới tương lai, hướng tới những màu sắc tươi đẹp của cuộc sống.

 

Theo Yên Yên (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news