Tin mới

15 năm nhìn lại chiến dịch đánh bom tàn khốc của NATO tại Nam Tư

Thứ hai, 24/03/2014, 15:14 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tròn 15 năm trước, ngày 24/3/1999, bất chấp sự can ngăn của Liên hợp quốc, NATO bắt đầu chiến dịch 78 ngày ném bom tại Nam Tư, cướp đi hàng nghìn mạng sống của dân thường.

(Tinmoi.vn) Tròn 15 năm trước, ngày 24/3/1999, bất chấp sự can ngăn của Liên hợp quốc, NATO bắt đầu chiến dịch 78 ngày ném bom tại Nam Tư, cướp đi hàng nghìn mạng sống của dân thường.

 

Nhiều năm trôi qua, Serbia vẫn mang trên mình những vết sẹo từ các vụ đánh bom của NATO, cái mà liên minh gọi là "ngăn chặn bất ổn lan rộng" tại Kosovo.

"Liên minh hành động" là tên cuộc tấn công lớn nhất từng được thực hiện bởi liên minh. Đây cũng là lần đầu tiên NATO sử dụng lực lượng quân sự mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và chống lại một quốc gia có chủ quyền không đặt ra mối đe doạ thực sự nào với bất kì thành viên nào trong liên minh.

Năm 1999, NATO đã chứng minh họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn dưới các hình thức "can thiệp nhân đạo", "chiến tranh chống khủng bố", "chiến tranh phòng ngừa" - những thứ cộng đồng quốc tế đã chứng kiến trong những năm tiếp theo, ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới.

15 năm nhìn lại vụ đánh bom 78 ngày của NATO tại Nam Tư

Hình ảnh một vụ đánh bom của NATO tại Nam Tư

19 nước thành viên của NATO đã tham gia ở nhiều mức độ khác nhau trong chiến dịch quân sự chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư (Serbia và Montenegro), diễn ra trong 11 tuần và kết thúc ngày 10/6/1999.

Trong suốt chiến dịch, NATO đã bắn 2.300 tên lửa và 990 mục tiêu và thả 14.000 quả bom, trong đó có bom nghèo uranium và bom bi (bom chùm chưa nổ vẫn tiếp tục đặt ra mối đe doạn đối vói người dân sau khi chiến dịch kết thúc). Hơn 2000 dân thường đã thiệt mạng, trong đó có 88 trẻ em, và hàng nghìn người khác bị thương. Hơn 200.000 người dân tộc Serbia đã buộc phải rời bỏ quê hương.

15 năm nhìn lại vụ đánh bom 78 ngày của NATO tại Nam Tư

Những cuộc không kích của NATO đến bây giờ vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân Serbia

 

Cuộc không kích của NATO đã phá hủy hơn 300 trường học, thư viện và 20 bệnh viện. Ít nhất 40.000 ngôi nhà đã bị phá hủy hoặc hư hỏng, 90 di tích lịch sử và kiến trúc bị đổ nát, chưa kể đến những thiệt hại lâu dài gây ra cho hệ sinh thái khu vực và sức khỏe người dân. Theo truyền thông Serbia, thiệt hại kinh tế ước tính trên 120 tỷ USD.

 

Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Belgrade của Nam Tư cũng bị tấn công và đốt cháy bởi các cuộc không kích của NATO vào ngày 07/5/1999. Ba công dân nước này đã thiệt mạng . Liên minh gọi cuộc tấn công này là "một sự nhầm lẫn". Nga và Trung Quốc, 2 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, không hỗ trợ một giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng Kosovo.

15 năm nhìn lại vụ đánh bom 78 ngày của NATO tại Nam Tư

Cảnh hoang tàn, đổ nát sau mỗi cuộc tấn công

Trước cuộc tấn công quân sự, chế độ Milosevic bị buộc tội "sử dụng quá mức và không cân xứng lực lượng ở Kosovo". Thế nhưng lực lượng  mà NATO đã sử dụng khi ném bom lãnh thổ quốc gia có chủ quyền liệu có gọi là cân xứng và hạn chế ? Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc lực lượng đồng minh là tội phạm chiến tranh .

Trong một báo cáo được công bố vào tháng 6/2010, cơ quan giám sát nhân quyền cho biết: " Dấu hiệu rõ ràng cho thấy NATO luôn luôn không đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý thể hiện ở việc lựa chọn mục tiêu, phương tiện và phương pháp tấn công. Tổ chức Ân xá quốc tế tin rằng - dù NATO có bất cứ ý định nào thì họ cũng đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật chiến tranh hàng đầu trong những vụ giết hại dân thường vô tội". 

15 năm nhìn lại vụ đánh bom 78 ngày của NATO tại Nam Tư

Hàng nghìn người dân vô tội đã thiệt mạng trong chiến dịch ném bom 78 ngày của NATO

NATO đã bác bỏ những cáo buộc trên, cho rằng trường hợp liên quan đến dân thường thiệt mạng là do thất bại công nghệ hoặc đơn giản chỉ là "tai nạn của cuộc xung đột".

Jamie Shea, phát ngôn viên chính của NATO tuyên bố: "Chúng tôi không bao giờ nói rằng sẽ tránh được thương vong. Thật liều lĩnh khi nói như thế bởi không có hoạt động quân sự nào là hoàn hảo trong lịch sử".

15 năm nhìn lại vụ đánh bom 78 ngày của NATO tại Nam Tư

Một phụ nữ len qua đống đổ nát do những cuộc ném bom gây ra

Cựu Tổng thư ký NATO Javier Solana đã ra lệnh hành động quân sự chống lại Nam Tư sau thất bại trong các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng Kosovo tại Rambouillet và Paris của Pháp vào tháng 2 và tháng 3/1999.

Quyết định của NATO đã chính thức công bố sau khi cuộc đàm phán trung gian quốc tế - được gọi là Nhóm Liên hệ - giữa chính phủ Nam Tư và phái đoàn của người Albania ở Kosovo kết thúc trong bế tắc. 

15 năm nhìn lại vụ đánh bom 78 ngày của NATO tại Nam Tư

Một cây cầu bị đánh bom ngày 12/4/1999 đã cướp đi sinh mạng 15 người và làm 44 người khác bị thương.

Tuy nhiên, dù không công bố chính thức mối liên quan nào, NATO đã bước vào cuộc xung đột với KLA , cáo buộc lực lượng an ninh Serbia về sự tàn ác và " thanh lọc sắc tộc " đối với người thiểu số Albania ở Kosovo. Mục tiêu chính của chiến dịch là làm cho lực lượng của Milosevic phải rút khỏi địa bàn tỉnh. 

"Tất cả những nỗ lực để đạt giải pháp thương lượng chính trị  cho cuộc khủng hoảng Kosovo đã thất bại , không có giải pháp thay thế được đặt ra nhưng phải có hành động quân sự. Chúng ta phải ngăn chặn bạo lực và mang lại một kết thúc cho thảm họa nhân đạo đang diễn ra ở Kosovo",

Tổng thư kí Solana cho biết ngày 23/3/1999.  NATO ngừng chiến dịch không quân của mình với việc ký kết Hiệp định kỹ thuật quân sự tại Kumanovo vào ngày 9/6/1999 với chính phủ Nam Tư, đồng ý rút quân khỏi Kosovo. Ngày 10/6/1999, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết 1244 để thành lập cơ quan quản lý tạm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo (UNMIK ) .

Vào tháng 8/2013, Tổ chức Ân xá quốc tế cáo buộc UNMIK không điều tra đúng các vụ bắt cóc và giết người Serbia tại Kosovo sau cuộc chiến tranh 1998-1999.

" Nhiều năm trôi qua và số phận của đại đa số những người mất tích trên cả hai mặt của cuộc xung đột vẫn còn chưa được giải quyết, gia đình họ vẫn đang chờ đợi công lý", tổ chức cho biết .

L.H (Theo RT)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news