Tin mới

3 lý do khiến mọi người hiểu lầm Trung Quốc

Thứ ba, 25/11/2014, 19:00 (GMT+7)

Trung Quốc lớn, thay đổi nhanh và phức tạp nhưng nhiều nhà phân tích dường như đã quên mất điều này khi đưa ra các dự đoán về đất nước này.

Trung Quốc lớn, thay đổi nhanh và phức tạp nhưng nhiều nhà phân tích dường như đã quên mất điều này khi đưa ra các dự đoán về đất nước này.

 

Trong một bài báo đăng trên Wall Street Journal với tựa đề: “Sự hiểu lầm về Trung Quốc”, chuyên gia Trung Quốc Michael Pillsbury đã tuyên bố rằng Trung Quốc rất khó hiểu và dự đoán đối với Phương Tây. Ông nói: “Cho đến nay, không có sự nhất trí về mặt chuyên môn trước sự tăng trưởng kinh tế, GDP, kích thước quân đội, ngân sách tình báo hay thậm chí là ý định hướng tới phương Tây của của Trung Quốc”. Ông ấy vừa đúng, vừa sai. Ông ấy đúng bởi vì ngay cả trong số những chuyên gia giỏi nhất về hành vi an ninh của Trung Quốc, các cuộc tranh luận đều rất nảy lửa và người ta có thể tìm thấy nhiều quan điểm đa dạng hơn, cực đoan hơn về Trung Quốc trong số các nhà báo và công chúng. Nhưng Pillsbury đã sai bởi dường như ông đang đổ trách nhiệm cho chính các chuyên gia Trung Quốc.

Công bằng mà nói, không dễ dàng để hiểu chính xác Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc còn không hoàn toàn hiểu đất nước mình cho dù họ có lợi thế và văn hóa và kiến thức địa phương. Trung Quốc ngày nay rất khó hiểu vì đây là quốc gia lớn, thay đổi nhanh chóng và phức tạp.

Hầu hết các nhà quan sát đều thống nhất rằng Trung Quốc rất lớn. Nhưng trong thực tế, nhiều người trong số họ quên mất điểm quan trọng này khi đưa ra kết luận về Trung Quốc. Ví dụ, khi đánh giá tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích thích chỉ ra rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc đang giảm xuống khoảng 7,5% trong năm nay và xem đây là bằng chứng cho sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc. Thật không may, họ dường như quên mất rằng Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế gới và với bất cứ nền kinh tế lớn nào thì con số tăng trưởng 7% là một giấc mơ. Lần cuối cùng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng 7% là khi nào? Nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản ngày nay có dám mơ về con số tăng trưởng 7, 6 hay thậm chí là 5% không?

Vấn đề ở đây chỉ đơn giản là Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế khổng lồ.

Trung Quốc lớn, thay đổi nhanh và phức tạp khiến nhiều người đưa ra dự đoán sai lầm về đất nước này

Một khía cạnh khác của Trung Quốc đã bị bỏ qua đó là Trung Quốc đang thay đổi rất nhanh. Điều này nghĩa là rất nhiều vấn đề của Trung Quốc tưởng chừng như nghiêm trọng và khó giải quyết lại thực sự biến mất nhanh chóng một khi lãnh đạo của họ muốn. Ví dụ, trong nhiều năm qua Trung Quốc bị chỉ trích vì tình trạng tham nhũng nghiêm trọng. Nhiều nước người phương Tây không tin chính quyền Trung Quốc có thể kiềm chế tham nhũng và tin rằng dân chủ là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này. Nhưng giờ thì tất cả mọi người có vẻ ngạc nhiên khi chiến dịch chống tham nhũng đang tiến triển thực sự và không có dấu hiệu chậm lại.

 

Hơn nữa, rất ít khi ở phương Tây, đặc biệt là các phương tiện truyền thông hieur được rằng Trung Quốc thực sự phức tạp. “Phức tạp” ở đây bình thường có nghĩa là Trung Quốc gần như không phù hợp với bất kỳ mô hình nào đã từng tồn tại như chế độ dân chủ hay độc tài. Quan điểm đơn giản, tuyến tính và phi lịch sử về sự phát triển của loài người đã trở nên phổ biến sau khi “sự kết thúc của lịch sử” đang bị thực tế của Trung Quốc thách thức. Thậm chí chính Francis Fukuyama cũng đã thay đổi quan điểm của mình trong những năm gầnđây. Giờ đây, Fukuyama tin rằng một nhà nước “mạnh mẽ và có ảnh hưởng” thì chế độ cai trị cũng rất quan trọng. Ông thậm chí còn tuyên bố rằng “chế độ dân chủ của Mỹ dạy cho Trung Quốc rất ít” vì ông nghĩ mô hình cai trị của Trung Quốc là duy nhất. Bất kể người ta nghĩ gì về tuyên bố của Fukuyama thì có một điều rõ ràng là: nếu sử dụng các khái niệm thống trị của phương Tây để hiểu Trung Quốc có thể sẽ rủi ro.

 

Không cần phải nói, chúng ta không nên đi tới sự cực đoan khác khi từ chối tất cả các khái niệm và khuôn khổ của phương Tây trong việc tìm hiểu Trung Quốc. Điều đó có lẽ cũng sai lầm. để nâng cao hiểu biết của chúng ta về Trung Quốc, có 3 điều cụ thể cần làm. Thứ nhất, cần thừa nhận rằng Trung Quốc có thể thực sự khác (nhưng không khác hoàn toàn) so với phương Tây. Thứ hai, thừa nhận tính hợp pháp của Đảng cộng sản ở Trung Quốc. Dù bạn có nghĩa gì về Đảng cộng sản thì đây vẫn là lực lượng chính trị chiếm ưu thế ở Trung Quốc trong một thời gian dài. Thứ ba, các phương tiện chuyện thông có thể bắt đầu bằng những bài viết về Trung Quốc trên cơ sở cân bằng hơn. Ngay lúc này, các phương tiện truyền thông dường như tập trung vào mặt tiêu cực trong sự phát triển của Trung Quốc, cái đó cần thiết nhưng chưa đủ. Không cần phải ca ngợi Trung Quốc, nhưng một cái nhìn cân bằng giữa tiêu cực và tích cực có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về đất nước này.

Bảo Linh (tin tức Thediplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news