Tin mới

3 nỗi sợ hãi của Trung Quốc

Thứ năm, 05/06/2014, 14:47 (GMT+7)

Lịch sử cho thấy không có sự cai trị nào bằng vũ lực có thể kéo dài và bản thân Trung Quốc, muốn thành nước lớn thì cần phải bỏ đi những tranh chấp nhỏ nhặt ở Biển Đông - đó là nhận định của phó giáo sư Kai He - một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học bang Utah (Mỹ), trong bài viết Câu chuyện về ba nỗi sợ: Tại sao Trung Quốc không muốn trở thành số 1 đăng trên trang  Eurasia Review.

Lịch sử cho thấy không có sự cai trị nào bằng vũ lực có thể kéo dài và bản thân Trung Quốc, muốn thành nước lớn thì cần phải bỏ đi những tranh chấp nhỏ nhặt ở Biển Đông - đó là nhận định của phó giáo sư Kai He - một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học bang Utah (Mỹ), trong bài viết Câu chuyện về ba nỗi sợ: Tại sao Trung Quốc không muốn trở thành số 1 đăng trên trang  Eurasia Review.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Trung Quốc trong sức mua tương đương (PPP) sẽ vượt Mỹ và trở thành nước đứng đầu thế giới vào cuối năm nay. Tuy nhiên, dường như chính phủ Trung Quốc đang khó chịu với tin tức này. Tại sao lại có chuyện như vậy? Và liệu điều này có ý nghĩa gì với các đòi hỏi trên biển hiện nay của Trung Quốc?

Trung Quốc được dự báo là sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào cuối năm nay, vượt mặt Mỹ. Tuy nhiên, có 3 lý do khiến Trung Quốc lại lo sợ điều này.

Nỗi sợ đầu tiên: ảo tưởng sức mạnh

Nỗi sợ đầu tiên chính là tình trạng ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc bằng cách sử dụng chỉ số GDP. Đây không phải là lần đầu tiên mà thế giới bên ngoài dùng chỉ số GDP để đánh giá sức mạnh của Trung Quốc. Hồi năm 2010, GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Hiện nay, con số của WB sẽ sớm đưa nền kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 thế giới.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề ảo tưởng về con số GDP hay GDP trong sức mua tương đương (PPP), bởi với 1,3 tỉ dân - quốc gia có số dân đông nhất thế giới, sẽ làm giảm sức mạnh thực sự của con số GDP. Ví dụ, trong năm 2012, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ đứng 91 trên thế giới, theo WB, đứng sau cả Iraq - nước hiện vẫn đang trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Dù chỉ số GDP trong sức mua tương đương đã đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 89, nhưng vẫn còn đứng sau Cộng hòa Dominica.

Hơn nữa, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn còn chưa bằng 1/3 so với Mỹ, mặc dù trong vài năm qua, Bắc Kinh đã cố gắng để đưa chi tiêu quân sự của mình tăng đều ở mức 2 con số. Về quyền lực mềm, Trung Quốc vẫn rất tầm thường so với Mỹ. David Shambaugh, một học giả hàng đầu về Trung Quốc đã nhận định rằng Trung Quốc vẫn chưa phải là một quyền lực mang tính toàn cầu thực sự mà chỉ là “quyền lực một phần”. Theo ông, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ vẫn như vậy.

Trung Quốc sợ với mức GDP đứng đầu thế giới, sẽ tạo ra sự ảo tưởng sức mạnh


Trung Quốc sợ với mức GDP đứng đầu thế giới, sẽ tạo ra sự ảo tưởng sức mạnh 

Nỗi sợ thứ hai: quyền lực dẫn tới trách nhiệm

Nỗi sợ thứ hai của giới lãnh đạo Trung Quốc chính là những tác động đằng sau ảo tưởng “Trung Quốc là số 1”. Mọi người đều biết rằng quyền lực đi đôi với trách nhiệm, quyền lực càng lớn thì trách nhiệm càng lớn. Các lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng Trung Quốc sẽ rơi vào “cái bẫy ngôn từ” theo cách đánh giá của thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ. Hồi năm 2005, Robert Zoellick, người sau này là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đề xuất: Trung Quốc có thể đóng vai trò như “một bên liên quan có trách nhiệm” trong việc định hình các chương trình nghị sự quốc tế. Trong con mắt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đề nghị của ông Zoellick là một “cái bẫy ngôn từ” nhằm mục địch quyết định và hạn chế Chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Trong tâm lý chính trị, chiến lược này còn được gọi là chiến lược thuyết phục người khác bằng cách áp đặt một vai trò xã hội cho họ để từ đó họ sẽ có khuynh hướng hành xử theo vai trò đó. Trong trường hợp Trung Quốc, Mỹ đã áp đặt một vai trò cho Trung Quốc với mong muốn tương ứng rằng Trung Quốc sẽ hành xử phù hợp. Nếu Trung Quốc không thực hiện được vai trò đó, họ sẽ bị chỉ trích gay gắt và trở thành “kẻ xấu” trong mắt các quốc gia khác.

Chúng ta có thể thấy được nhiều ví dụ trong các lĩnh vực như biến đối khí hậu, quy chế tài chính, đàm phán thương mại cũng như “ngoại giao quyết đoán”của Trung Quốc trong khu vực. Rõ ràng, trong thời gian gần đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ý thức được mình bị rơi vào “cái bẫy ngôn từ” của danh hiệu nền kinh tế số 1 thế giới, như một câu nói: “Đánh lừa tôi một lần, bạn xấu hổ; nhưng đánh lừa tôi hai lần thì chính tôi mới phải xấu hổ”.

Nỗi sợ hãi thứ ba: chủ nghĩa dân tộc

Nỗi sợ hãi cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là chủ nghĩa dân tộc đang lên của Trung Quốc. Các lãnh đạo Trung Quốc không ngần ngại đặt ra mục Tiêu Chiến lược là trở thành một “cường quốc”, với cái gọi là “sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Quốc” trong “Giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chủ nghĩa dân tộc (mà ở Trung Quốc hay dùng từ “lòng yêu nước” để thay thế) đã trở thành một công cụ chính trị hữu ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm khiến cả nước “tập hợp xung quanh lá cờ” Trung Quốc.

Một nỗi sợ của Trung Quốc chính là chủ nghĩa dân tộc đang lên cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế.


Một nỗi sợ của Trung Quốc chính là chủ nghĩa dân tộc đang lên cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế. 

Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc cũng là một con dao hai lưỡi đối vơi bất kỳ nước nào. Nếu kiểm soát tốt, chủ nghĩa dân tộc có thể có ích, trong khi nếu để chủ nghĩa dân tộc lan tràn, nó có thể gây phản tác dụng. Ví dụ như trong các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines hiện nay ở Biển Đông, cư dân mạng Trung Quốc đã công khai đặt câu hỏi với chính phủ Trung Quốc về các điểm yếu của đất nước.

Không khó tưởng tượng là nếu Trung Quốc xác nhận họ là nền kinh tế số 1 thế giới, sẽ ngày càng có nhiều câu hỏi và áp lực lên chính phủ. Một nền “ngoại giao yếu” không phù hợp với giấc mơ “nước giàu và dân mạnh” trong người dân Trung Quốc.

Do đó, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ “không đồng ý công bố kết quả dự báo về Trung Quốc”

.Với việc từ chối vị trí là nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc có thể trốn tránh nhiều trách nhiệm lớn. Ví dụ, Trung Quốc vẫn khẳng định về tình trạng là một nước đang phát triển trong việc đàm phàn để giảm phát thải khí nhà kính. Đúng là nếu xem xét cơ cấu dân số khổng lồ, Trung Quốc đang và sẽ là nước đang phát triển trong thời gian dài. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, cuối cùng rồi Trung Quốc cũng sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn.

Những bài học về sự lãnh đạo và COC

Mặc dù vẫn còn quá sớm để suy nghĩ làm thế nào để dẫn đầu thế giới hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thời gian để bắt đầu học nhưng yêu cầu của một nhà lãnh đạo thế giới.

Đầu tiên, một nhà lãnh đạo thế giới phải giữ được sự ổn định ở đất nước mình. Với dân số khổng lồ của mình, một trong những đóng góp lớn nhất của Trung Quốc đối với thế giới chính là nuôi sống người dân và duy trì một xã hội ổn định.

Thứ hai, một nhà lãnh đạo thế giới phải gìn giữ hòa bình với các nước láng giềng thông qua các quy tắc và chuẩn mực. Trong lịch sử, rõ ràng là không một sự cai trị bằng vũ lực nào có thể kéo dài. Do đó, một nhà lãnh đạo thực sự cần phải biết làm thế nào để thiết lập các quy tắc và chuẩn mực trong xã hội quốc tế. Tuy nhiên, để khuyến khích người khác làm theo, các nhà lãnh đạo cũng nên làm gương trong việc tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn đã đề ra. Việc ký Bộ quy tắc ứng xử trên bển Đông (COC) có thể là bước đầu tiên với Trung Quốc trong việc thiết lập các quy tắc nhằm làm xuống thang căng thẳng ở biển Đông.

Thách thức thực sự đối với Trung Quốc là làm thế nào để giải quyết các tranh chấp. Trung Quốc sẽ không thể trở thành một lãnh đạo thực sự nếu họ vẫn tiếp tục tranh cãi về các hòn đảo và bãi đá nhỏ ở biển Đông.

Cuối cùng, Trung Quốc cần phải vượt qua đượt 3 nỗi sợ đã đề cập ở trên. Một Trung Quốc tự tin, tích cực và khiêm tốn sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, mặc cho họ có là quốc gia đứng đầu hay không.

Theo tin tức Một thế giới

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news