Tin mới

4 vũ khí của Trung Quốc khiến Hải quân Mỹ rùng mình

Thứ hai, 06/04/2015, 14:12 (GMT+7)

Đây là những vũ khí mà Trung Quốc cần để thực hiện chiến lược A2/AD (Chống tiếp cận, chống xâm nhập). Chúng thực sự là mối đe dọa ghê gớm đối với Hải quân Mỹ.

Đây là những vũ khí mà Trung Quốc cần để thực hiện chiến lược A2/AD (Chống tiếp cận, chống xâm nhập). Chúng thực sự là mối đe dọa ghê gớm đối với Hải quân Mỹ.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang nhanh chóng phát triển thành một đối thủ ngang hàng với Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc có lịch sử thống trị tại khu vực này trước Mỹ. Khi nhà Thanh suy tàn ở thế kỷ 19, địa vị của Trung Quốc đã lan sang Tây Thái Bình Dương. Sau một thời gian dài trì trệ, Trung Quốc một lần nữa nổi dậy và bắt đầu tái khẳng định quyền lực của mình.

Dưới cải cách của Đặng Tiểu Bình đưa ra cách đây 35 năm, Trung Quốc đã nhanh chóng biến thành người khổng lồ kinh tế. Đi liền với sức mạnh kinh tế là sự hiện đại hóa quân sự và sẵn sàng đẩy Mỹ ra khỏi nơi mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là lãnh địa của họ.

Như vậy, Quân giải phóng Nhân dân PLA đã bắt đầu phát triển hàng loạt vũ khí mà họ hy vọng ngày nào đó sẽ kích hoạt nó để thách thức sức mạnh của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Dưới đây là 4 loại vũ khí nằm trong thử thách mà Lầu Năm Góc gọi là A2/AD.

Chiến đấu cơ J-20


Chengdu J-20 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Trung Quốc có thể thách thức không lực Mỹ tại Thái Bình Dương. Có rất ít điều mà người ta biết về loại máy bay mới này.

J-20 là loại máy bay phản lực 2 động cơ lớn với các tính năng tàng hình và có tải trọng lớn. Chiếc máy bay được cho là có radar quét mản pha điện tử chủ động và một hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử tương tự như chiến đấu cơ F-35 của Lầu Năm Góc. Nhưng hệ thống vũ khí và điện tử của nó có khả năng gì thì vẫn còn là câu hỏi ngỏ.

Hơn nữa, J-20 gần như chắc chắn phụ thuộc vào động cơ do Nga sản xuất. Trung Quốc – với tất cả các tiến bộ kinh tế của mình – chưa thể tự sản xuất được một động cơ máy bay đáng tin cậy. Nhưng cuối cùng, họ cũng sẽ làm được điều đó.

J-20 hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm.

Hơn nữa, J-20 là gần như chắc chắn phụ thuộc vào động cơ do Nga sản xuất. Trung Quốc-cho tất cả các tiến bộ kinh tế của mình, đã chưa làm chủ được xây dựng một động cơ phản lực đáng tin cậy. Nhưng cuối cùng, họ sẽ đạt được điều đó.

Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh YJ-12


Trong khi DF-21D nhận được nhiều sự chú ý từ phương triện truyền thông quốc phòng nước ngoài thì tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh YJ-12 có thể là mối đe dọa trí mạng đối với Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Loại vũ khi này có tầm bắn hơn 200 dặm và sẽ cho phép máy bay, tàu và tàu ngầm Trung Quốc khởi động hàng loạt tên lửa trong các nhóm tác chiến tàu sân bay từ bên ngoài phạm vi của nhóm tàu hộ tống/tên lửa.

Việc hiện đại hóa các tàu hộ tống trong tương lai sẽ đủ khả năng bảo vệ các nhóm tàu tấn công nhiều hơn, kết hợp mở rộng phạm vi tên lửa SM-6, liên kết với việc xây dựng "hệ thống kiểm soát vũ khí từ xa-trên không" (Naval Integrated Fire Control-Counter Air (NIFC-CA), Hải quân Trung Quốc dường như sẽ không còn nhiều tiền để nâng cấp hạm đội của mình.

Các phiên bản của YJ-12 có thể được phóng đi từ máy bay, trên tàu hay từ tàu ngầm. Các tên lửa hành trình tương lai của Trung Quốc có thể vẫn là vũ khí trí mạng đối với Mỹ.

Hệ thống phòng không HQ-9


Trung Quốc tự hào có hệ thống phòng không ghê gớm nhất trái đất. Trong khi nhiều hệ thống của Trung Quốc do Nga sản xuất thì ngành công nghiệp quốc phòng “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc đã sản xuất ra một số vũ khí đáng gờm. Một trong số đó là hệ thống phòng không HQ-9.

Hầu hết các phiên bản của loại vũ khí này có tầm bắn khoảng 120 dặm và có thể tấn công 1 mục tiêu đang bay ở độ cao 90.000 ft. Tên lửa tự dẫn đường bằng radar có tốc độ 4,2 Mach và có một đầu dò đầu cuối radar chủ động. Hướng dẫn tổng thể có thể được cung cấp từ bất cứ hệ thống radar nào trên mặt đất. Loại vũ khí này có thể được cài đặt trên các tàu chiến nổi như tàu khu trục Type 52D.

Vì vậy, có khả năng HQ-9 là loại vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO đang nhất quyết đặt mua bằng được bất chấp sự phản đối từ Mỹ và châu Âu. Điều đó cho thấy loại vũ khí này không chỉ rẻ hơn mà còn có thẻ sánh được với những vũ khí của phương Tây như Patriot.

Tàu điện ngầm điện – diesel lớp Yuan


PLA không có một lực lượng tàu ngầm đáng gờm nhưng Trung Quốc đang nghiên cứu để có được điều này. Trong khi không có khả năng được như tàu ngầm của phương Tây, tàu ngầm Type 039A, tàu điện-diesel đầu tiên của Trung Quốc, được trang bị hệ thống động cơ đẩy khí độc lập giúp nó mở rộng phạm vi hoạt động dưới nước.

 

Trong khi tàu lớp Yuan không phải là một tàu ngầm đặc biệt tiên tiến thì nó là dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ của Trung Quốc. Các tàu tương lai của Trung Quốc có khả năng sẽ còn ghê gớm hơn nữa. Vấn đề đối với Hải quân Mỹ và đồng minh của Washington trong khu vực là các tàu điện-diesel thông thường cực khó để phát hiện bởi chúng khá yên tĩnh.

 

Có một sự kiện khá nổi bật trong tháng 10/2006 khi một tàu ngầm lớp Song cũ kỹ của Trung Quốc nổi lên gần tàu sân bay USS Kitty Hawk mà các tàu Mỹ không hề hay biết. Vậy là ngay cả một tàu ngầm điện-diesel nguyên thủy như vậy cũng có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng.

Bảo Linh (tin tức National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: chiến lược A2/AD