Tin mới

5 lý do để tin Thổ Nhĩ Kỳ không muốn hòa bình tại Syria

Chủ nhật, 14/02/2016, 16:30 (GMT+7)

Cuộc pháo kích mới nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào quân đội Syria và người Kurd tại phía bắc Syria diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc họp của các cường quốc thế giới tại Munich nhằm lên kế hoạch mang lại hòa bình cho Syria. Dưới đây là 5 lý do giải thích tại sao cuộc pháo kích này không phải ngẫu nhiên.

Cuộc pháo kích mới nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào quân đội Syria và người Kurd tại phía bắc Syria diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc họp của các cường quốc thế giới tại Munich nhằm lên kế hoạch mang lại hòa bình cho Syria. Dưới đây là 5 lý do giải thích tại sao cuộc pháo kích này không phải ngẫu nhiên.

Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích sang Syria. Ảnh: Reuters

Cuộc khủng hoảng Syria đang bước vào giai đoạn quan trọng, có thể chấm dứt khi các cường quốc đồng ý rằng hòa bình phải tạo ra cơ hội cho đất nước bị chiến tranh tàn phá này hoặc sẽ xảy ra một cuộc xâm lược của các đội quân nước ngoài và mối đe dọa hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Mỹ. Tuy nhiên, có cơ sở để tin rằng Ankara sẽ không để cho hòa bình tồn tại ở Syria, bởi điều này sẽ đánh bại các lực lượng chống chính phủ ở nước này.

Máy bay Saudi tới căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ

Máy bay Saudi Arabia làm nhiệm vụ tại Syria, xuất kích từ căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Twitter RT

Saudi Arabia đã triển khai các máy bay quân sự và nhân lực tới căn cứ không quân Incirlik ở phía nam thổ Nhĩ Kỳ. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, động thái mới nhất này được cho là một phần trong nỗ lực đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS do Mỹ dẫn đầu. Căn cứ này hiện đang được Không quân Mỹ sử dụng để máy bay của họ xuất kích tới Syria.

Trước đó, Saudi Arabia, Bahrain và UAE đã lên tiếng sẵn sàng góp quân cho chiến dịch trên mặt đất tại Syria trong điều kiện Mỹ dẫn đầu can thiệp. Các quốc gia vùng Vịnh cũng như chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn Tổng thống Syria Bashar Assad bị lật đổ.

Các chuyên gia Trung Đông cảnh báo rằng việc Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ gửi quân sang Syria sẽ mang lại "hậu họa" trong khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng sự can thiệp của các cường quốc ước ngoài sẽ mang lại một cuộc chiến "vĩnh viễn" tại khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp người Kurd, bất đồng với Mỹ về YPG

[mecloud]mw76xXStqR[/mecloud]

Thổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bắt đầu cuộc tranh luận ngoại giao với Mỹ về lực lượng người Kurd đang chiến đấu chống IS tại Syria. Ankara coi người Kurd là khủng bố trong khi Mỹ coi họ là một lực lượng hữu ích trong cuộc chiến chống IS.

Người Kurd được xem như một lực lượng đáng gờm tại khu vực biên giới. Họ đồng thời vừa chiến đấu chống IS, vừa tìm kiếm quyền tự chủ nhiều hơn từ chính phủ Syria. YPG hiện đã kiểm soát toàn bộ thị trấn Kobane từng bị IS bao vây ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria hồi cuối tháng 6 năm ngoái.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần đã bị đổ lỗi cho việc tấn công các chiến binh người Kurd ở khu vực biên giới còn nhiều hơn cả IS.

Ankara đã tăng cường đàn áp các chiến binh người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ bởi những người này đang đấu tranh cho quyền tự quyết và tự chủ nhiều hơn. Từ mùa hè năm 2015, nước này đã chứng kiến một số sự kiện bạo lự tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ qua. Trong một vụ việc mới nhất, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hơi cay vào hàng nghìn người biểu tình ở thành phố Diyarbakir, trong khi tại thị trấn Cizre, hàng chục dân thường đã bị chết trong cuộc đàn áp của ông Erdogan, một vài người trong số này ẩn nấp trong các tầng hầm.

Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa phe đối lập Syria, nói sẽ bảo vệ "những người anh em Aleppo"

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Ảnh: Reuters

Thổ Nhĩ Kỳ đã nói bóng gió rằng họ có thể sẽ khởi động một cuộc xâm lược dưới mặt đất vào Syria nhiều lần. Lần gần đây nhất là khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cam kết trả "món nợ lịch sử" cho "những người anh em Aleppo" của Thổ Nhĩ Kỳ - người đã giúp bảo vệ đất nước hồi đầu thế kỷ 20 - chỉ vài ngày sau khi Nga cảnh báo ý định xâm lược Syria của Ankara lúc các phiến quân tại đây nao núng.

Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngay khi quân đội Syria chiếm lại được các cứ điểm quân sự tại phía bắc Aleppo Governorate và người Kurd tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lại được cơ sở hạ tầng từ các nhóm Hồi giáo cực đoan trong đó có một sân bay quân sự. Cả 2 lực lượng này đều được các cuộc không kích Nga hậu thuẫn.

Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập sự hiện diện bên trong Syria

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xây dựng một trại tị nạn bên trong lãnh thổ Syria, cách biên giới Syria - Thổ không xa.

Suy đoán dựa trên việc Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch tạo một "vùng đệm" bên trong Syria có thể thấy Thổ đang tạo ra một "lá chắn con người" để ngăn việc tái chiếm lãnh thổ biên giới. Theo báo cáo, người Kurd không được phép vào các căn cứ của trại tị nạn này.

Thổ Nhĩ Kỳ cần dầu của IS?

Hầu hết dầu lậu của IS đều đến Thổ Nhĩ Kỳ và được bán với giá cực rẻ. Ảnh: Twitter RT

Nga đã nhiều lần cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ hưởng lợi từ việc buôn bán dầu bất hợp pháp với Nhà nước Hồi giáo IS, điều mà LHQ đang cố đàn áp và quân đội Nga đã trực tiếp ám chỉ gia đình ông Erdogan kinh doanh bẩn.

Một báo cáo về hoạt động bán dầu bất hợp pháp của IS, do Na Uy biên soạn và bị rò rỉ vào tháng 12 năm ngoái đã tiết lộ hầu hết dầu lậu của IS được chở bằng xe tải sang Thổ Nhĩ Kỳ và tại đây dầu được bán với mức rất thấp.

Bảo Linh (theo Russia Today)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news