Tin mới

5 lý do khiến Mỹ phải bắt tay với Nga để đánh bại IS ở Syria

Thứ sáu, 22/07/2016, 11:07 (GMT+7)

Có những dấu hiệu mới cho thấy rằng các lực lượng của Washington đã nhận ra sự cần thiết phải hợp tác với Nga ở Syria để đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), trong khi một số ý kiến khác phản đối bất cứ sự hợp tác nào với Moscow và thúc giục chính quyền Obama tiến hành chiến dịch quân sự chống lại chế độ Tổng thống Bashar al-Assad.

Có những dấu hiệu mới cho thấy rằng các lực lượng của Washington đã nhận ra sự cần thiết phải hợp tác với Nga ở Syria để đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), trong khi một số ý kiến khác phản đối bất cứ sự hợp tác nào với Moscow và thúc giục chính quyền Obama tiến hành chiến dịch quân sự chống lại chế độ Tổng thống Bashar al-Assad.

"Trong khi Assad chuẩn bị giáng đòn quyết định vào các lực lượng nổi dậy, chính quyền Obama đã sẵn sàng tăng cường hợp tác với các lực lượng quân đội Nga ở Syria. Nếu được thực hiện, kế hoạch này sẽ chứng minh thêm một thất bại, không chỉ cho những phản ứng sai lầm nghiêm trọng của chính quyền trong cuộc khủng hoảng Syria, mà còn cho chính sách của Mỹ đối với cuộc xâm lược của Nga nói chung", Michael G. Waltz, cựu trợ lý chính sách cho Phó tổng thống Dick Cheney và cựu trợ lý Chính sách ngoại giao cho Thượng nghị sĩ Mỹ Lorianne Woodrow Moss viết trên tờ War on the Rocks.

Theo Waltz and Moss, có ít nhất 5 lý do tại sao Washington không nên bắt tay với Nga để giải quyết khủng hoảng Syria.

Trước hết, họ tin rằng Washington và Moscow đều "nỗ lực cho mục đích cuối cùng ở Syria". Thứ hai, họ khẳng định rằng Nga không đáng tin cậy. Thứ ba, họ dự tính rằng thỏa thuận "có khả năng tăng cường quyền lực cho Assad" trong thời gian dài. Thậm chí, Waltz and Moss còn khẳng định rằng thỏa thuận sẽ giúp tăng cường sức mạnh và sự ảnh hưởng của Tổng thống Nga Putin.

Và lý do cuối cùng, Waltz and Moss nhấn mạnh, Nga và Syria "không phải là những lực lượng mà Mỹ muốn thắng thế trong thế kỷ 21".

Lực lượng Không quân Nga tham chiến tại Syria. Ảnh: Sputnik

Trong khi không có lý do nào được đưa ra bởi các chuyên gia am hiểu, câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu có "một chiến lược thay thế khả thi" nào có thể giúp Mỹ thực hiện được những kế hoạch của họ ở Syria mà không hợp tác với Nga.

Theo các chuyên gia, câu trả lời là tiến hành "hoạt động quân sự chống lại chế độ Syria". Thực tế, Waltz and Moss đã lặp lại những bất đồng chính kiến có sự tham gia thảo luận của 51 quan chức ngoại giao Mỹ nhằm thúc giục chính quyền Obama nhanh chóng hạ bệ Tổng thống  Assad.

Chuyên gia Steven Heydemann thuộc Viện Brookings tin rằng, sự hợp tác với Nga ở Syria sẽ không mang lại hiệu quả trừ khi ông Assad từ bỏ quyền lực.

"Ngày nay, việc tuyên bố chủ quyền tối cao của chế độ Assad là một điều hư cấu về mặt pháp lý, được duy trì bởi sự hỗ trợ quân sự lớn từ Iran và Nga", Heydemann viết.

"Hợp tác quân sự với Nga mà không liên kết chặt chẽ với một quá trình chuyển đổi quyền lực thì sẽ không đạt được sự ổn định ở Syria", ông tuyên bố.

[mecloud]p8mBqoLMz9[/mecloud]

Theo Sputnik, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao các chuyên gia lại cho rằng việc Assad từ chức là điều kiện tiên quyết để đánh bại IS ở Syria.

"Đối với những người dân thường sinh sống trong những khu vực chiến sự, ý tưởng Mỹ sẽ tấn công đối thủ chính của IS (tức ông Assad) để đẩy mạnh cuộc chiến chống IS nghe thật ngu ngốc", Daniel McAdams, thuộc Viện Hòa bình và Thịnh vượng Ron Paul viết trong bài báo đăng hồi tháng 6.

Tuy nhiên, có một chính sách ngoại giao gây ảnh hưởng đang được xúc tiến mạnh với ý tưởng rằng Bashar al-Assad nên bị lật đổ trước khi Washington và các đồng minh của họ giáng một đòn sinh tử vào IS.

Cùng quan điểm này, Waltz and Moss cáo buộc rằng, trong mắt Điện Kremlin, "thất bại của (al-Qaeda và IS) chỉ là thứ yếu, điều quan trọng là vực dậy chế độ của Tổng thống Assad. Theo Sputnik, điều này nghe thật lố bịch.

Vậy những lý do nào khiến Washington nên hợp tác với Nga ở Syria để đánh bại IS và al-Qaeda?

Trước hết, đó là Tổng thống Nga Putin đã thuyết phục Damascus giải trừ các kho vũ khí hóa học dự trữ của họ, nhờ đó đã giúp được Washington giải quyết các vấn đề Trung Đông thông qua các phương thức ngoại giao.

Thứ hai, Không quân Nga là lực lượng chủ yếu cắt đứt đường tiếp tế chính của IS ở Syria và giáng một đòn mạnh vào những kẻ khủng bố trong chiến dịch không kích của Nga tại quốc gia Trung Đông này, đồng thời đóng vai trò then chốt trong việc giải phóng thành cổ Palmyra.

Thứ ba, Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề khủng bố và có "loại tình báo mà Mỹ không có", như lời giáo sư Stephen F. Cohen nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên chương trình John Batchelor. Ông cũng cho rằng không quốc gia nào khác ngoài Nga làm tốt nhiệm vụ chống lại các nhóm cực đoan.

Thứ tư, theo nhà phân tích người Mỹ Daniel R. DePetris nói trên tờ National Interest, Washington không có lựa chọn thay thế nào ngoài việc hợp tác với Mooscow ở Syria vì Nga có nhiều đòn bẩy với Damascus hơn là Mỹ.

Đã đến lúc Mỹ cần bắt tay với Nga ở Syria để tiêu diệt tận gốc nhóm khủng bố IS. Ảnh: Reuters

Và cuối cùng, Moscow vẫn để mở cánh cửa đối thoại và sẵn sàng hợp tác với các đối tác quốc tế, bất kể chiến dịch tuyên truyền chống Nga do một số thế lực chính trị phương Tây tiến hành. Theo Sputnik, ưu tiên hàng đầu của Nga tại Syria là loại bỏ các mối đe dọa khủng bố, một trong những thách thức an ninh quốc gia chủ yếu đối với Nga.

Trong bài phỏng vấn gần đây nhất với Sputnik, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng làm rõ các cuộc đàm phán Nga - Mỹ trong vấn đề Syria.

"Theo quan điểm của chúng tôi, các hành động và bước đi mà Ngoại trưởng Mỹ đang cho chúng ta thấy là các lực lượng hùng mạnh của Washington thực sự nhận thấy rằng cần phải hành động tập thể. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng có một số ý kiến ở Washington cho rằng chưa cần thiết phải làm việc này hoặc nghĩ rằng hợp tác với Nga không phải là ưu tiên".

"Chúng tôi chắc chắn rằng vẫn đang tiếp tục thực hiện các đề xuất và xem xét mức độ hợp tác mà chúng tôi đã chứng minh trong thời gian qua, đặc biệt là đối với viếc phi quân sự hóa vũ khí hóa học của Syria. Chẳng hạn, như trường hợp hợp tác chống khủng bố ở Syria, có nhiều lý do để tin rằng chúng ta và người Mỹ có thể làm việc hiệu quả cùng nhau", bà Zakharova nhấn mạnh.

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news