Tin mới

5 vũ khí đáng sợ nhất Mỹ gặp phải khi đối đầu trực tiếp với Nga

Thứ tư, 14/01/2015, 16:37 (GMT+7)

Cho dù cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang diễn ra và căng thẳng vẫn tăng cao thì việc Mỹ đối đầu trực tiếp với Nga là rất khó xảy ra. Cuộc chiến ác liệt với Nga chắc chắn sẽ là kết cục tồi tệ cho tất cả các bên.

Cho dù cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang diễn ra và căng thẳng vẫn tăng cao thì việc Mỹ đối đầu trực tiếp với Nga là rất khó xảy ra. Cuộc chiến ác liệt với Nga chắc chắn sẽ là kết cục tồi tệ cho tất cả các bên.

 

Dưới đây là 5 loại vũ khí đáng sợ nhất của Nga nếu như Washington phải đối đầu Moscow.

1. Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 Flanker-E

Cho đến nay, Sukhoi Su-35 Flanker-E được biết đến là chiến đấu cơ hoạt động tốt nhất do Nga sản xuất. Được cải tiến từ Su-27 thời Liên Xô, phiên bản Flanker mới bay cao hơn, nhanh hơn và có tải trọng lớn hơn. Cộng thêm bộ phận điện tử tiên tiến, Su-35 trở thành đối thủ vô cùng nguy hiểm đối với chiến đấu cơ Mỹ, ngoại trừ máy bay tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.

Là một chiến đấu cơ vượt trội, lợi thế của Su-35 là sự kết hợp của khả năng bay cao hơn và tốc độ nhanh hơn – cho phép nó truyền được tối đa năng lượng kho tên lửa không đối không tầm xa. Trong các cuộc không chiến, Su-35 có thể bắn tên lửa ở tốc độ siêu thanh (khoảng 1,5 Mach) ở độ cao hơn 13.700 mét.

Su-35 có động cơ vector lực đẩy 3 chiều – cho phép máy bay có khả năng cơ động đặc biệt, hệ thống điện tử tiên tiến và khả năng gây nhiễu mạnh mẽ.

Không quân Trung Quốc (PLAAF) rất muốn mua được các máy bay này. Mới đây, nhiều báo cũng đưa tin Triều Tiên cũng muốn mua một số Su-35.  Khi Su-35 được đưa vào sử dụng với số lượng lớn, thì các khách hàng bổ sung có thể sẽ bắt đầu xếp hàng để mua máy bay mới.

2. Tàu ngầm lớp Amur

Trong khi Nga xây dựng các tàu ngầm tấn công và tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân tinh vi như các tàu lớp Severodvinsk và lớp Borei, gần như chắc chắn những tàu này sẽ không bao giờ được xuất khẩu. Nga chỉ cho phép Ấn Độ thue các tàu ngầm hạt nhân của mình. Ấn Độ hiện đang thuê tàu ngầm tấn công lớp Akula II là INS Chakra (tên iếng Nga là Nerpa – K152). Trước đó, nước này từng thuê chiếc K-43, tàu ngầm tấn công lớp Charlie I. Hầu hết các khách hàng khác đều sẽ mua những tàu tấn công điện tử - diesel tiên tiến mới nhất của Nga trong số đó có tàu lớp Amur.

Các tàu lớp Amur, có nguồn gốc từ tàu ngầm lớp Lada trong kế hoạch 677 của hải quân Nga, được thiết kế đặc biệt cho thị trường xuất khẩu. So với các tàu lớp Kilo cũ hơn, tàu Amur êm hơn nhiều – phần lớn nhờ vào thiết kế thân tàu đơn – và được vũ trang tốt hơn. Nó có thể được trang bị một hệ thống động cơ đẩy khí độc lập – điều này nghĩa là tàu có thể ở dưới nước lâu hơn so với những tàu ngầm trước đó. Tàu lớp Amur cũng được trang bị 4 ống ngư lôi 533 mm và 10 ống phóng tên lửa thẳng. Nó có thể di chuyển với tốc độ 20 hải lý và ở dưới nước ít nhất 45 ngày.

Nga hiện vẫn chưa tìm ra khách hàng nào cho Amur nhưng đã bán tàu Kilo cho nhiều quốc gia. Gần như chắc chắn họ sẽ sớm bán đi các tàu hiện đại này.

3. Tăng T-90


Tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga là phương tiện bọc thép tiên tiến nhất của nước này cho tới khi loạt xe Armata được đưa vào phục vụ. Mặc dù là loại tăng mới nhưng nòng cốt của nó là được nâng cấp từ tăng T-72 từ thời Liên Xô.

T-72 ban đầu được dự định sản xuất với số lượng lớn dành cho đội tăng có trình độ thấp hơn của quân đội Liên Xô, còn T-80 dành cho các đơn vị tinh nhuệ. Tuy nhiên, sau khi T-80 có màn trình diễn kém xuất sắc tại cuộc xung đột Chechen, quân đội Nga quyết định chọn phiên bản nâng cấp của T-80 là T-90 trong tương lai.

Bắt nguồn từ T-72, T-90 là một chiếc xe xuất sắc bởi nó ít tốn kém hơn so với các loại tăng phương Tây như Leopard 2 hay M1A2 Abrams. Trong thực tế, T-90 kết hợp vũ khí, cảm biến và hệ thống kiểm soát hỏa lực của phiên bản T-80 mới nhất, được nâng cấp từ T-72 cổ điển. Nó còn có thêm vỏ bọc hợp chất và giáp phản ứng nổ Kontakt-5.

Quân đội Nga có khoảng 1.000 tăng T-90 nhưng loại tăng này đã được chứng minh là khá phổ biến với quân đội Ấn Độ với những phiên bản có lẽ là tiên tiến nhất. Ngoài Ấn Độ, Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan và Uganda đã mua T-90.

Nga hiện đã có phiên bản T-90MS đưa ra bán.

Video tham khảo :Xe buýt trúng tên lửa, 11 người chết tại Ukraine:

4. Tên lửa chống tàu P-800 Oniks/BrahMos

 

Được phát triển bởi Liên Xô, P-800 là loại tên lửa chống tàu siêu thanh, sau đó được phối hợp phát triển cùng với Ấn Độ tạo thành tên lửa BrahMos.

Vũ khí này có thể được bắn từ tàu, tàu ngầm, máy bay và từ mặt đất. Trong khi được thiết kế chủ yếu dùng để làm vũ khí chống tàu, tên lửa có tốc độ gần Mach 3 này cũng có thể chống lại các mục tiêu trên mặt đất. Tầm bắn của nó khoảng 300 km, xa hơn xo với tầm bắn của tên lửa chống tàu Harpoon của hải quân Mỹ.

Theo các nguồn từ Hải quân Mỹ, BrahMos là vũ khí chống tàu đặc biệt nguy hiểm. Mặc dù không được tiết lộ chi tiết cụ thể, hồ sơ bay của BrahMos cho thấy nó là vấn đề đặc biệt khó giải quyết đối với hệ thống bảo vệ tàu mà Mỹ đang sử dụng.

Cả phiên bản tên lửa gốc của Nga và của Ấn/Nga đều được mang xuất khẩu. Việt Nam, Indonesia và Nga đều đang vận hành phiên bản P-800 trên bờ. Ấn Độ vận hành BrahMos trên tàu, máy bay và những khẩu đội pháo trên bờ. Nga có khả năng sẽ trang bị loại vũ khí này trên tàu khu trục Đô đốc lớp Gorshkov mới.

5. Ngư lôi wake-homing 53-65

Trong khi các tên lửa chống tàu nhận được nhiều sự chú ý, tàu ngầm phóng ngư lôi được cho là mối đe dọa nguy hiểm hơn nhiều đối với các tàu chiến của hải quân Mỹ. Có lẽ những ngư lôi nguy hiểm nhất mà Hải quân Mỹ có thể gặp phải là những ngư lôi wake-homing do Nga sản xuất

Ngư lôi wake-homing có cảm biến theo dõi việc đánh động nước khi một con tàu đi qua và. Loại ngư lôi này khiến hải quân Mỹ đau đầu bởi nó qua mặt được mọi thiết bị ngăn cản và tấn công trực tiếp con tàu. Hơn nữa, nó có xác xuất phá hủy tàu rất cao, đặt ra một mối đe dọa chết người.

Hải quân Mỹ đã phát triển ngư lôi chống ngư lôi ATT để ngăn wake-homing và triển khai trên tàu sân bay USS George HW Bush nhưng đến nay vẫn chưa rõ hiệu quả của thiết bị này.

Nga đã xuất khẩu các ngư lôi wake-homing. Trung Quốc được biết là đã mua loại vũ khí này. Chưa rõ có bao nhiêu quốc gia đã đặt mua nó.

Bảo Linh (tin tức National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news