Tin mới

6 “nhân vật” chủ chốt trong cuộc chiến Syria

Thứ tư, 07/10/2015, 18:15 (GMT+7)

Ngày 30/9, Nga chính thức phát động không kích tại Syria. Đây là lần can thiệp vào Trung Đông lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Sự can thiệp của Nga đã đưa cuộc nội chiến kéo dài 4 năm tại Syria bước sang một giai đoạn mới đầy biến động như các động thái mạnh mẽ của Tổng thống Vladimir Putin để giám sát ảnh hưởng của Moscow tại khu vực bất ổn này.

Ngày 30/9, Nga chính thức phát động không kích tại Syria. Đây là lần can thiệp vào Trung Đông lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Sự can thiệp của Nga đã đưa cuộc nội chiến kéo dài 4 năm tại Syria bước sang một giai đoạn mới đầy biến động như các động thái mạnh mẽ của Tổng thống Vladimir Putin để giám sát ảnh hưởng của Moscow tại khu vực bất ổn này.

Các cuộc không kích cũng khiến Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phải phát cảnh báo sau khi chiến đấu cơ Nga đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong 2 sự việc riêng rẽ vào cuối tuần trước. Điều đó khiến Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ) phải triệu tập Đại sứ Nga 2 lần để phản đối hành vi này.

Với việc Nga gia nhập vào cuộc xung đột, chiến tranh Syria hiện nay có liên quan đến nhiều quốc gia với những chương trình nghị sự chồng chéo. Dưới đây là "chân dung" 6 nhân vật chủ chốt trong cuộc xung đột và vị thế của họ hiện tại.

Syria

Xung đột Syria lớn vượt khỏi các cuộc biểu tình chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al Assad vào đầu năm 2011. Các cuộc biểu tình đã bị đàn áp trước khi chuyển sang bạo lực và thu hút sự quan tâm của quốc tế. Vào tháng 9 năm ngoái, Mỹ dẫn đầu một liên minh quốc tế phát động không kích IS ở Iraq và Syria cùng các nhóm hồi giáo cực đoan khác.

Kể từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu, khoảng 250.000 người đã thiệt mạng và gần một nửa dân số Syria trước chiến tranh (23 triệu người) đã rời bỏ quê hương, hàng nghìn người trong số đó cố gắng tới châu Âu.

Máy bay Nga thả bom xuống Syria. Ảnh: EPA

Nga

Moscow nói rằng họ đang tham gia cuộc chiến tại Syria, theo phương Tây chống lại IS và các nhóm khủng bố khác. Từ khi tham chiến, họ đã thực hiện hàng chục cuộc tấn công mỗi ngày lên các mục tiêu của IS ở Syria. Nga lo sợ hàng ngàn người Nga trẻ sẽ gia nhập IS rồi trở về quê nhà để tiến hành các vụ tấn công.

Nga cũng đang quan tâm tới việc hỗ trợ ông Assad để chống lại phiến quân ôn hòa do Mỹ hậu thuẫn. Những nhóm đối lập này muốn lật đổ nhà lãnh đạo Syria. Ông Assad là một đồng minh kiên trì duy nhất của Nga tại Trung Đông trong nhiều thập kỷ qua.

Sự hỗ trợ của Nga đối với ông Assad, trong đó có việc cung cấp vũ khí cho quân đội Syria đã bị quốc tế chỉ trích rất nhiều.

Trong khi Moscow nói rằng sự can thiệp của họ là nhắm vào các chiến binh IS, những người đang kiểm soát phần lớn miền đông và bắc Syria, cho đến nay, nhiều cuộc không kích của Nga đã tấn công vào lực lượng nổi dậy chống ông Assad.

Các chuyên gia nói rằng Nga có thể can thiệp sâu hơn vào Syria. Họ nói việc tăng cường lực lượng quân sự tại Syria của Nga hiện nay không chỉ củng cố cho chế độ Assad mà còn gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới phương Tây. Theo Daragh McDowell, một nhà phân tích của công ty tư vấn Verisk Maplecroft nói rằng có rất ít nghi ngờ rằng việc tăng cường lực lượng "nhằm buộc Mỹ và phương Tây gia nhập cùng Moscow" trong tầm nhìn tương lai về vấn đề Syria.

Mỹ

Mỹ đang dùng không phận Syria để dẫn đầu một chiến dịch không kích chống lại IS. Theo sau họ là các đồng minh gồm Australia, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia cùng một số nước khác. Trong khi cả Moscow và Washington nói rằng kẻ thù của họ là IS thì Mỹ lại tin rằng việc tiếp tục hiện diện của Nga tại Syria sẽ làm tình hình nước này tồi tệ hơn. Washington đã cáo buộc ông Assad tấn công dân thường đối lập và khẳng định ông không có chốn dung thân trong thời hậu chiến ở Syria.

Thay vào đó, các cuộc không kích của Mỹ nhằm mục đích hỗ trợ các phe nổi dậy ôn hòa ở Syria - phản đối chính phủ Assad, cũng như IS và các nhóm cực đoan khác.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga từ lâu đã bất hòa về cuộc xung đột Syria. Ankara muốn lật đổ ông Assad và mặc nhiên hỗ trợ lực lượng nổi dậy tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng cường vai trò của mình trong liên minh do Mỹ dẫn đầu khi bạo lực tại Syria và Iraq ngày càng lan tràn qua biên giới nước này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã nói rằng nước ông đang mang những gánh nặng từ hậu quả của cuộc chiến Syria (mà hậu quả dễ thấy nhất là cuộc di cư gần đây). Ankara cho biết họ hiện đang lưu trữ gần 2 triệu người Syria.

Những ngày gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng cường chỉ trích các cuộc không kích của Nga trên lãnh thổ Syria khi mà Moscow xâm phạm không phận nước này. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nga hôm 7/10 nói rằng Moscow có thể thực thi các đề xuất của Mỹ nhằm phối hợp các cuộc không kích của Moscow tại Syria với liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Iran

Đồng minh của Syria, Iran đã hỗ trợ quân sự, vũ khí và viện trợ tài chính cho Damascus kể từ khi cuộc chiến Syria bắt đầu. Theo nhiều nhà phân tích, sự đổ máu tại Syria là một phần của cuộc đấu tranh giữa người Shiite ở Iran và người Hồi giáo Sunni ở Saudi Arabia. Cuộc khủng hoảng cũng làm gia tăng thêm sự giận giữ tại khu vực Trung Đông và lôi kéo các binh lính nước ngoài chiến đấu vì tôn giáo tới 2 phe.

Saudi Arabia

Riyadh cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh khác là người ủng hộ chính của quân nổi dậy chống Assad. Nhưng chính phủ Saudi cũng lo lắng về sự gia tăng của các nhóm thánh chiến như IS giữa các phe đối lập. Vì vậy mà chính phủ Saudi Arabia đã gia hạn tù cho những ai hỗ trợ IS.

[mecloud]xIzSCoUxtC[/mecloud]

Bảo Linh (theo straistimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Saudi Arabia