Tin mới

Bà bầu có nên uống sữa đậu nành hay không?

Chủ nhật, 14/06/2015, 22:00 (GMT+7)

Sữa đậu nành là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thụ là loại thức uống được đa phần các chị em yêu thích. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu tin rằng uống sữa đậu nành khi mang thai có thể ảnh hưởng đến giới tính thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Vậy thực tế thì sao?

Sữa đậu nành là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thụ là loại thức uống được đa phần các chị em yêu thích. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu tin rằng uống sữa đậu nành khi mang thai có thể ảnh hưởng đến giới tính thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Vậy thực tế thì sao?

NMột vài nghiên cứu cho biết, trong hạt đậu tương có chứa Protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose. Ssữa đậu nành là một loại đồ uống an toàn. Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại "thịt không xương" vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò. Các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, folat, vitamin A, PP, B, D trong sữa đậu nành rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng nhẹ cân, sinh non, tránh còi xương ở bé, loãng xương ở mẹ.

Đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao. Nguồn ảnh: internet

Bên cạnh đó, trong đậu nành còn có chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm hiện tượng táo bón ở bà bầu. Đây cũng là thức uống lý tưởng cho những Bà bầu béo phì vì trong sữa đậu nành chứa một lượng axit béo không no, có tác dụng duy trì cân nặng, làm da dẻ hồng hào, chống nhăn, lợi tiểu…. Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, đậu nành còn là nguồn thực phẩm thiên nhiên quý giá giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Một số bà bầu vẫn hoài nghi về một chất có trong thành phần của đậu nành là có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ  trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi hay không. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu khẳng định chưa có một bằng chứng nào chứng minh được là estrogen trong đậu nành có ảnh hưởng tới đến sinh sản của các bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh như nhiều người nghĩ.

Như vậy các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sữa đậu nành là thức uống hằng ngày của mình.

Bà bầu uống sữa đậu nành cần lưu ý những gì?

- Bà bầu không nên uống quá nhiều sữa đậu nành mỗi ngày, chỉ nên uống 1 ly sữa đậu nành/ ngày và không nên uống một lượng lớn cùng lúc. Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây khó tiêu, đầy hơi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.

- Đun sôi kỹ trước khi uống vì đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể, có thể gây đau bụng, buồn nôn…

- Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển.

- Không nên ăn chung với trứng vì protein trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

-  Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây ra hiện tượng kết tủa ở ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.

- Bà bầu không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ vì một số axit hữu cơ có trong đường đỏ kết hợp với protein trong sữa sẽ gây nên tình trạng đầy, chướng bụng. Tuy nhiên, khi hòa sữa với đường trắng thì lại an toàn.

 

 

 

 

T.N (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Nên hay không nên ăn hải sản khi mang thai

Có nên ăn hải sản khi mang thai hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em phụ nữ mang thai quan tâm. Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không được ăn hải sản bởi chúng có mùi tanh và nhiều chất độc hại. Nhưng thực tế cho thấy phụ nữ mang thai có thể và nên ăn cá ( trừ một số trường hợp ngoại lệ).