Tin mới

Bài toán lớp 3 hóc búa của Việt Nam làm náo loạn báo chí quốc tế

Thứ năm, 21/05/2015, 08:11 (GMT+7)

"Tôi tự hỏi làm sao những đứa trẻ 8 tuổi có thể giải được bài toán này trừ khi chúng có một chiếc máy tính lượng tử trong đầu”, một độc giả của tờ The Guardian (Anh) bình luận về bài toán lớp 3 hóc búa làm khó cả tiến sĩ.

"Tôi tự hỏi làm sao những đứa trẻ 8 tuổi có thể giải được bài toán này trừ khi chúng có một chiếc máy tính lượng tử trong đầu”, một độc giả của tờ The Guardian (Anh) bình luận về bài toán lớp 3 hóc búa làm khó cả tiến sĩ. 

Như tin tức đã đưa, một bài toán của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng được phụ huynh phản ánh trên báo Vnexpress đã gây xôn xao dư luận trong nước, trong đó, một số tiến sĩ cũng "xin khất" vì chưa tìm ra được lời giải hợp lý. 

Bài toán yêu cầu: Điền các số từ 1 đến 9 vào ô trống để được kết quả đã cho:

Bài toán lớp 3 siêu khó của Việt Nam làm náo loạn báo chí quốc tế

Đề bài toán lớp 3 hóc búa của Việt Nam làm náo loạn báo chí quốc tế

Ngày hôm qua, trên nhiều trang báo quốc tế đã xuất hiện bài toán này và nó tiếp tục gây bão với độc giả các nước.

Trên tờ The Guardian (Anh), bài viết có tiêu đề đầy thách thức: “Bạn có thể giải được bài toán dành cho một đứa trẻ 8 tuổi ở Việt Nam, đã khiến các bậc phụ huynh và giáo viên đau đầu, này không?”. 

Tác giả Alex Bellos viết trong mục Khoa học của tờ The Guardian rằng “Hãy quên Singapore đi” (ám chỉ bài toán chia bò cũng khá hóc búa của học sinh Singapore) và khẳng định, mặc dù đây chỉ là một bài toán số học thông thường nhưng nó không hề “dễ như một cuộc đi dạo trong công viên” bởi nó có tới… 9 ẩn số khác nhau. 

Chỉ vài tiếng sau khi bài viết ngắn mang đầy tính thách đố này xuất hiện trên trang của The Guardian, đã có hơn 1.000 bình luận và lời giải được độc giả gửi về. 

“Tôi tự hỏi làm sao những đứa trẻ 8 tuổi có thể giải được bài toán này trừ phi chúng có một chiếc máy tính lượng tử trong đầu”, một độc giả có tên Robert Dyson bình luận ở cuối bài viết trên tờ Guardian. 

Một độc giả có tên Stiff bình luận một cách hài hước “Tôi nhìn chằm chằm vào cái đề toán này cả 1 tháng cũng chẳng biết giải thế nào. Thôi tốt nhất là không bận tâm nữa” và đã nhận được sự “hưởng ứng” từ một độc giả khác: Tôi cũng vậy. 

Một số độc giả khác thì tỏ ra khá nhiệt tình trong việc tìm đáp án. Có người đăng kết quả lên, trong đó có người “bày cách” là sử dụng phần mềm Excel. 

Bài toán lớp 3 làm khó cả tiến sĩ này cũng được đăng tải trên chuyên trang về công nghệ Gizmodo và thu hút được khoảng gần 300 bình luận, lời giải. 

“Không, tôi không thể giải được bài này. Những đứa trẻ 8 tuổi ở Việt Nam có thể làm bài toán này nhưng liệu chúng có phải học cái gì khác nữa không?”, một độc giả của tờ Gizmodo có tên Daveina bình luận. 

Trước đó, trên báo VNxpress đăng tải lời giải bài toán bằng kiến thức tiểu học do một độc giả ở Nha Trang, Khánh Hòa chia sẻ.

Bài toán được giải như sau: 

Đề bài chỉ yêu cầu sử dụng các số từ 1 đến 9 để điền vào ô trống mà không yêu cầu số điền vào không được trùng lắp. Bài toán cũng chỉ cần một đáp án chứ không cần tất cả. 

Bài giải sau đây sử dụng hoàn toàn kiến thức của cấp tiểu học. Để cho đơn giản ta giả sử (hay giả thiết tạm) các số hạng trong các phép nhân, chia, ngoại trừ các số hạng đã biết, đều bằng 1, những số giả thiết này có màu đỏ. Như vậy ta có bảng sau:

 

Bây giờ ta thực hiện việc loại bỏ các số hạng đã biết ở vế bên trái của phép tính, giống như bài toán tìm X trong tiểu học. Nếu số loại bỏ là số hạng của phép cộng thì ta giảm vế bên phải số cần loại; nếu số hạng cần loại bỏ là số trừ trong phép trừ thì ta thêm vào vế phải số cần loại bỏ.

Chú ý, dãy phép tính nhân chia được xem là một số hạng có giá trị là kết quả của dãy phép tính này. Ta được dãy tính bao gồm ba số hạng chưa biết sau khi thực hiện loại bỏ như sau: 

 

Đến đây ta có thể điền các số chưa biết như sau: Các số hạng trong phép cộng là số lớn nhất có thể và số trừ là số nhỏ nhất có thể. Ta được: 

 

Kết quả này sai vì vế phải lớn hơn vế trái là 44. Ta có thể bù thêm để cho vế trái bằng với vế phải bằng cách điều chỉnh các số ta đã giả sử là một trong dãy các phép tính nhân chia:

Ta có: 44 = 13 x 3 + 5 x 1 = 13 x 3 : 1 + 5 x 1 : 1. 

Và: 1+3 =4; 5 + 1 = 6 (1 là số đã giả sử và 3, 5 là số được điều chỉnh thêm) 

Vậy kết quả là:

Lời giải bài toán hóc búa làm khó cả tiến sĩ và gây náo loạn trên báo chí nước ngoài

Kết luận: Bài toán rèn cho học sinh cách đơn giản hóa vấn đề cần phải giải quyết, và ôn tập cho học sinh trật tự thực hiện các phép tính. Thiết nghĩ đây là một bài toán để học sinh rèn tư duy rất tốt. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 3 thì bài toán lại trở nên quá khó.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news