Tin mới

Tại sao lãnh đạo không tự viết mà phải “tô chữ” để khai bút đầu xuân

Thứ tư, 25/02/2015, 14:51 (GMT+7)

Ban tổ chức cho biết, ý tưởng của họ là viết bằng chì mờ đi, sau đó các đại biểu viết theo để nét cho chuẩn, đều nhau và đẹp. Tuy nhiên, việc các lãnh đạo Hà Nội và Bộ Giáo dục – Đào tạo viết theo nét chữ đã có trước để khai bút đầu xuân 2015 khiến nhiều người băn khoăn.

Ban tổ chức cho biết, ý tưởng của họ là viết bằng chì mờ đi, sau đó các đại biểu viết theo để nét cho chuẩn, đều nhau và đẹp. Tuy nhiên, việc các lãnh đạo Hà Nội và Bộ Giáo dục – Đào tạo viết theo nét chữ đã có trước để khai bút đầu xuân 2015 khiến nhiều người băn khoăn.

 

Nhân dịp năm mới Ất Mùi 2015, sáng 23/2, lễ khai bút đầu xuân được tổ chức tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An ở xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Lễ khai bút đầu xuân này có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, lãnh đạo huyện Thanh Trì, lãnh đạo ngành GD-ĐT Hà Nội và đông đảo người dân trong khu vực.

Năm chữ được chọn để khai bút đầu xuân là Đức, Trí, Học, Thành, Nhân.

Sau khi các đại biểu viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ 5 chữ trên, các thành viên của Câu lạc bộ thư pháp UNESCO Việt Nam sẽ chuyển những chữ này ra chữ thư pháp bằng tiếng Hán.

tô chữ, khai bút, khai bút đầu xuân, khai bút đầu năm, ngành giáo dục, chu văn an, sở giáo dục hà nội, khuyến học, ất mùi 2015, năm mới

Các đại biểu khai bút đầu xuân với 5 chữ: Đức, Trí, Học, Thành, Nhân. Ảnh: Văn Chung/Vietnamnet

Một điều đáng chú ý là, thay vì khai bút trên nền giấy trống, các nhà lãnh đạo bộ ngành và địa phương viết 5 chữ nói trên theo nét có sẵn trên tờ giấy.

Việc làm này đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, không ít người chứng kiến băn khoăn và cho rằng đây là "sự biểu diễn hình thức", không có tính trang nghiêm và mất đi ý nghĩa tốt đẹp của phong tục khai bút đầu xuân.

Độc giả Cao Hồng Phú cho rằng: “Việc tổ chức lễ khai bút đầu xuân có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo là hành động đẹp, có tác dụng động viên mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ chăm lo học tập, rèn luyện để trở thành những người chủ đất nước "vừa hồng vừa chuyên". Tuy nhiên, việc để các đồng chí lãnh đạo "vẽ" lại chữ viết sẵn có tác dụng ngược lại. Nên chăng trước khi tổ chức, những đồng chí được giao "trọng trách' nên tập trước cho thành thạo thì tốt hơn”.

Facebooker N.B.M bình luận: “Việc viết chữ theo nét bút có sẵn trên giấy chẳng khác nào việc các em nhỏ tập tô chữ. Điều này thật buồn cười, mất đi tính trang nghiêm và ý nghĩa tốt đẹp của phong tục khai bút đầu xuân, nhất là người tham gia khai bút là người lớn, là các nhà lãnh đạo, quản lý”.

Giải thích về việc các đại biểu viết chữ theo nét có sẵn, đại diện đơn vị tổ chức lễ khai bút nói trên, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội – cho biết trên báo điện tử Vietnamnet: “Khai bút đầu xuân là việc làm rất có ý nghĩa và là năm thứ 2 ngành giáo dục Hà Nội tổ chức. Việc viết chữ cũng đã được tập luyện kĩ. Nhưng để chữ thật mẫu mực thì vẫn cần có một chữ mẫu thật đẹp”.

Trả lời báo chí, ông Trần Quốc Chí, Phó Chủ nhiệm CLB thư pháp UNESCO Việt Nam cho biết: “Đây không phải chữ viết sẵn, chỉ là bản phác thảo. Các đại biểu là người không biết hoặc chưa từng cầm bút lông bao giờ. Do đó, ban tổ chức đã có ý tưởng viết bằng chì mờ đi, sau đó các đại biểu viết theo để nét cho chuẩn, đều nhau và đẹp”.

“Cần hiểu hành động khai bút đầu xuân của các vị lãnh đạo ở đây nhằm động viên mọi người học hành, phấn đấu, một hình thức khuyến học. Tất nhiên, nếu các lãnh đạo viết đẹp và biết thư pháp thì quá chuẩn”, ông Chí nhấn mạnh.

Hoàng Cường

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news