Tin mới

Bé sơ sinh viêm da chảy mủ toàn thân vì tắm nước lá chữa mụn nhọt

Thứ hai, 08/10/2018, 10:05 (GMT+7)

Một bé trai sơ sinh tại Quảng Ninh phải nhập viện cấp cứu trong tình  trạng bong chóc, chảy mủ toàn thân sau khi được gia đình tắm lá.

Một bé trai sơ sinh tại Quảng Ninh phải nhập viện cấp cứu trong tình  trạng bong chóc, chảy mủ toàn thân sau khi được gia đình tắm lá.

Ngày 6/10, Bác sĩ khoa Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bé 32 ngày tuổi, dân tộc Sán Chỉ nhập viện trong tình trạng da chảy mủ, bong tróc nặng, theo VnExpress.

Bệnh nhi là bé Nình Xuân T. (32 ngày tuổi, dân tộc Sán chỉ, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh khám trong tình trạng nổi bọng nước rải rác toàn thân, bọng nước to dần, vỡ chảy mủ.

Gia đình đã tắm lá cho bé khiến tình trạng chảy mủ da ngày càng nặng thêm. (Ảnh: BSCC).

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, một tuần trước, bé có biểu hiện nổi bọng nước rải rác toàn thân, bọng nước to dần, vỡ chảy mủ. Gia đình đã tắm lá cho bé khiến tình trạng chảy mủ ngày càng nặng thêm.

Tại Khoa các bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh), bệnh nhi được chẩn đoán viêm da mụn mủ/viêm kết mạc mắt. Toàn thân bé bị tổn thương da chảy mủ, mắt chảy dử vàng nhiều, đóng vảy rải rác toàn thân đã cả một tuần nay. Ngay lập tức, bệnh nhi được chỉ định nhập viện điều trị, phòng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, báo Dân Trí đưa tin.

Bác sĩ Đỗ Thị Bích Phượng cho biết, đây không phải là trường hợp duy nhất tổn thương da trầm trọng do tắm lá. Có nhiều bệnh nhi ban đầu chỉ bị nổi mẩn ngứa vài nốt đỏ li ti trên người, nhưng gia đình không đưa trẻ đi khám ngay, mà lấy nước lá tắm cho con, dẫn đến tình trạng ngày càng nặng đến lúc này mới đưa trẻ đi khám.

Trường hợp bệnh nhi trên là một ví dụ, bé bị viêm da rất nặng, hai bên mặt, toàn thân bong tróc thành cả mảng lớn nhìn rất đáng thương.

Trẻ bị chảy mủ do đắp thuốc lá.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên tắm nước lá cho trẻ nếu không biết rõ loại lá và tính chất của chúng, tránh tình trạng lở loét, nhiễm trùng. Trường hợp bệnh nặng để lâu có thể gây nhiễm trùng toàn thân. Khi trẻ có biểu hiện sốt, nếu cha mẹ không kịp thời đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị, bệnh nhi sẽ có nguy cơ tử vong, theo báo Tri thức trực tuyến.

Trước đó, tại Hà Nội cũng đã từng có ca bệnh bé trai 4 tháng tuổi cơ thể lở loét, các nốt phát ban chảy nước, bốc mùi hôi tanh do khi bị thủy đậu, mẹ đã lấy lá thuốc nam để tắm cho con.

Bệnh nhi sau đó được điều trị tại khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) trong tình trạng nhiễm trùng- nhiễm độc da rất nặng. Bệnh nhi được tiêm kháng sinh, vệ sinh da bằng nước muối sinh lý ấm, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn và làm lành tổn thương.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news