Tin mới

Bi kịch tình ảo, nỗi đau thật thời OTT

Thứ năm, 09/10/2014, 16:47 (GMT+7)

Không ít những câu chuyện tình ảo diễn ra trên Facebook, yahoo,… rồi cũng bắt đầu từ đó những bi kịch liên tiếp xảy ra.

Mạng xã hội đã trở thành một phần của cuộc sống trong mỗi chúng ta, nó không chỉ đơn thuần là một phương tiện giao tiếp của con người mà xét về một khía cạnh nào đó, nó còn là một sản phẩm tinh thần của con người, một nhu cầu được giao lưu, kết bạn, nhu cầu được sẻ chia và yêu thương, nhu cầu được tỏa sáng,….Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt của nó.

Không ít những câu chuyện tình ảo diễn ra trên Facebook, yahoo,… nhưng người yêu nhau bởi lời nói ngọt ngào, qua những dòng tin nhắn làm quen, hỏi thăm rồi cũng bắt đầu từ đó những bi kịch liên tiếp xảy ra.

Câu chuyện về một cô gái bị chính người yêu mình bắt cóc và giam giữ trong nhà nghỉ để thực hiện những hành vi hiếp dâm khiến dư luận bàng hoàng trong mấy ngày qua. Cũng bắt đầu từ những tin nhắn làm quen qua facebook, rồi yêu nhau và hẹn nhau cũng qua facebook, bi kịch về một mối tình “ảo” xảy ra và kết thúc chỉ khi cô gái trốn thoát ra ngoài và trình báo với cơ quan chức năng.

Câu chuyện giấy lên mỗi lo ngại trong lòng các bậc phụ huynh về tác động tiêu cực của xã hội đến đời sống và tâm lý không chỉ riêng với giới trẻ. Giao dục về hành vi an toàn sử dụng Internet là điều cần thiết nhưng hơn hết vẫn là sự giao lưu có chọn lọc và tinh thần cảnh giác của chính người sử dụng dịch vụ mạng xã hội mới chính là biện pháp bảo vệ họ tốt nhất.

Còn nhớ thời gian cách đây không lâu, phần mềm Wechat xuất xứ từ Trung Quốc tiến vào thị trường Việt Nam và được hưởng ứng khá nồng nhiệt vì có nhiều ứng dụng tiện ích như trò chuyện, nhắn tin, gọi điện… miễn phí. Chỉ đến khi người ta chỉ ra được rằng Wechat lập lờ về vấn đề đường chủ quyền biển và khả năng bảo mật thông tin cá nhân của người dùng rất kém thì Việt Nam mới đồng loạt tẩy chay phần mềm này.

Tính năng Look Around trở thành công cụ giúp những tên tội phạm xác định vị trí của “con mồi”

Thực tế cho thấy, Wechat nguy hiểm hơn nhiều. Phần mềm này có nhiều tính năng nhưng lại có cơ chế hoạt động, bảo mật quá dễ dãi nên tội phạm đã lợi dụng để gây ra các vụ lừa đảo và tội ác nghiêm trọng. Điển hỉnh như vụ tên Cao dùng tính năng Look Around (cho phép người sử dụng dễ dàng nhận biết những ai đang cùng dùng Wechat ở gần mình) để lừa đảo và hãm hiếp 7 cô gái trẻ ở thành phố Ningbo. Lỗi không chỉ ở phía hung thủ, mà còn ở chính nạn nhân, khi đã quá dễ dàng trao thông tin của mình cho một nhà cung cấp phần mềm thiếu trách nhiệm và cẩn trọng với sản phẩm của mình.

Mặc cho những nguy cơ có thật, nhiều ứng dụng OTT vẫn cung cấp tính năng tương tự Look Around của Wechat trước đây

Nguy hiểm như thế nhưng tại Việt Nam hiện nay, vẫn có những ứng dụng cho phép người dùng sử dụng chức năng gần như Look Around (tiếng Việt: Tìm Quanh Đây). Thêm nữa, những tùy chỉnh cá nhân quá nhiều và rắc rối khiến người dùng gặp bối rối, họ thường không kiểm tra được hết mình đang được bảo vệ hay vi phạm sự riêng tư đến mức độ nào. Việc này có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Thùy Vy (Sinh viên) kể:“Có lần buồn buồn ngồi trong quán cà phê một mình, em táy máy mở chức năng Tìm Quanh Đây của một trang mạng xã hội xem có gì vui không. Khoảng 30 phút sau có một anh trông cũng đàng hoàng nhảy vô nick em xin làm quen, rồi nói chuyện qua lại một hồi ảnh nói cũng đang ngồi trong quán luôn, muốn qua nói chuyện trực tiếp. Sau đó ảnh rất thường xuyên chat và nhắn tin cho em, mà ảnh rất vui tính nên em cũng thích. May mà bạn em biết được, nó kể là anh này gần nhà nó, là giang hồ thứ thiệt, toàn đi tán gái rồi dụ tình dụ tiền người ta. Em nghe xong sợ quá, khóa nick rồi đổi số điện thoại luôn”.


Công nghệ không có lỗi khi được làm ra để phục vụ nhu cầu của người dùng, nhưng người dùng phải làm chủ được công nghệ, phải luôn tỉnh táo và thông minh để nhận biết mình đang sử dụng cái gì, lợi – hại ra sao. Công nghệ chỉ là công cụ, không phải là thế giới thật, đừng bao giờ đổ lỗi cho sự cô đơn để dấn sâu vào những mối quan hệ ảo, không thể chạm tới. Đằng sau những con người ảo, tình ảo, là những con người thật với đời sống thật, có suy nghĩ, hành động, chứ không phải sản phẩm do công cụ mạng tạo ra. Việc dẫn dắt những câu chuyện tình đến đâu là hành vi, lối sống, ứng xử của những người thật. Xin đừng đổ lỗi cho mạng xã hội, đổ lỗi cho “tình ảo”, bi kịch hay hạnh phúc đều do sự tỉnh táo và tri thức tạo ra. Nếu ít cơ hội tìm kiếm hạnh phúc, cầu cứu đến một “bà mối online” cũng chẳng phải điều xấu, quan trọng phải lựa chọn trang web có uy tín, có nhiều thành viên, có cơ quan đại diện, có đăng kí kinh doanh, và có tư cách pháp nhân. Các bạn trẻ hoàn toàn có thể lợi dụng công nghệ để tạo dựng hạnh phúc, nhưng đừng để những ham hố, mê muội, dẫn dắt các bạn vào bi kịch của “tình online”…

Theo Trang Vũ/Người Đưa Tin.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news