Tin mới

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Thứ tư, 19/11/2014, 15:21 (GMT+7)

Khi các chính trị gia đang phải chịu áp lực vì xuất hiện trước\ncông chúng, đừng chỉ nghe những lời họ nói, hãy nhìn vào ngôn ngữ cơ thể họ,\nchúng sẽ tiết lộ toàn bộ sự thật.

Khi các chính trị gia đang phải chịu áp lực vì xuất hiện trước công chúng, đừng chỉ nghe những lời họ nói, hãy nhìn vào ngôn ngữ cơ thể họ, chúng sẽ tiết lộ toàn bộ sự thật.

Theo các nhà phân tích tâm lý, cách mà các nhà lãnh đạo chính trị hay những người nổi tiếng cư xử sẽ được ghi nhớ nhiều hơn là những tuyên bố hay các văn bản mà họ đọc. Việc ghi nhận các thông tin hình ảnh đơn giản cho bộ não hơn nhiều so với các thông điệp mang tính chất ngôn ngữ.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Các nhà lãnh đạo quyền lực của thế giới đều hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể. Ảnh: Ria Novosti

So sánh một cách hoa mỹ, sử dụng ngôn ngữ lời nói giống như việc cố đặt một hệ thống giao thông giờ cao điểm vào đường một chiều. Trong khi ngôn ngữ thị giác giống như việc tạo ra một đường cao tốc giúp lưu thông thuận tiện hơn.

Chính vì thế, hầu hết các chính trị gia đều ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể. Họ nhờ đến các chuyên gia để học cách truyền đạt sức mạnh của mình trước công chúng, làm thế nào để có một cái bắt tay chứng tỏ vị thế hay cử chỉ nào giúp che giấu một lời nói dối. Ví dụ, hầu hết mọi người không nhận ra rằng người cuối cùng bước qua cánh cửa lại là người chịu trách nhiệm.

Một sự thật hài hước bắt đầu khi các bậc thầy ngôn ngữ cơ thể, đồng thời là các lãnh đạo hàng đầu thế giới cùng tụ họp trong một hội nghị và các bức ảnh chụp họ bắt tay nhau chính là khoảnh khắc tốt nhất thể hiện ưu thế của họ. Các nhà lãnh đạo luôn muốn đứng phía bên trái của bức ảnh bởi vị trí đó giúp họ có được cái bắt tay phải ở thế cao hơn trước ống kính so với tay trái của người đồng nhiệm nước khác. Các nhà lãnh đạo thế giới luôn tìm cách chiếm ưu thế khi chụp những bức ảnh nhóm bởi họ đều ý thức được lợi thế của những cái bắt tay thể hiện sức mạnh vượt trội.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Những cái bắt tay nói lên nhiều điều. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái), Thủ tướng Australia Tony Abbott (giữa) và Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức ở Australia ngày 16/11 vừa qua. Ảnh: Getty

Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể luôn cảm thấy thú vị khi nghiên cứu các chính trị gia bởi họ thường không nói toàn bộ sự thật. Khi mất cảnh giác, những phản ứng tự nhiên và những cử chỉ rất nhỏ có thể được phân tích kỹ càng qua các bức ảnh hay từng khung hình video.

Tức giận: hai môi mím chặt vào nhau. Góc giữa hai môi sẽ bè ra hoặc trùng xuống, lông mày nghiêng về phía giữa trán, mắt mở to, nhìn chằm chằm.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice. Ảnh: Ria

Hạnh phúc: góc giữa hai môi hướng lên trên, hai gò má nhô nhẹ và có thể nhìn thấy vết chân chim ở đuôi mắt.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Ria

Các chính trị gia thường thích luyện tập các cử chỉ của tay và rất giỏi trong việc sử dụng các vị trí của đôi tay. Do tay có thể thể hiện rất nhiều điều và dễ dàng “thôi miên” công chúng cũng như thu hút sự tin tưởng, thể hiện sự thoải mái một cách hiệu quả.

Cử chỉ chia ngón tay trong bóng chày: được đặt tên theo một phương pháp trong bóng chày, đó là đặc ngón giữa và ngón trỏ ở các mặt khác nhau của quả bóng. Cử chỉ này phản chiếu sự quyết đoán, tự tin, sức mạnh và quyền lực.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Cựu Chủ tịch EC José Manuel Barroso (trái) và Giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế Christine Lagarde. Ảnh: Ria

Cách thức này dành cho những người ít sử dụng hay có ngôn ngữ cơ thể hạn chế. Nó bày tỏ thái độ “biết tuốt” và có hai phiên bản:

Hai tay hướng lên cao: cử chỉ này thường được dùng khi người nói đang bày tỏ ý kiến và đang trình bày bài diễn thuyết của mình.

Hai tay hướng xuống dưới: vị trí thể hiện việc người đó đang lắng nghe nhiều hơn là nói.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Ria

Hai tay bắt chéo hình lá cây sung: đây là cử chỉ mạnh mẽ nhất cho thấy sự thiếu tự tin. Đó là cách rõ ràng nhận biết được cảm giác không thoải mái hoặc vị thế thấp hơn của người sử dụng.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Tổng thống Argentina Cristina Kirchner. Ảnh: Ria

Cử chỉ vuốt cằm có thể là một cách thức sửa sang lại ngoại hình, gửi tới người đối diện thông điệp “hãy nhìn tôi, tôi là người nổi tiếng”. Hoặc để ám chỉ một người đang đánh giá và đưa ra quyết định. Nếu vừa nhìn ai đó vừa vuốt cằm thì họ có thể cho rằng bạn đang đưa ra một sự đánh giá về mình.

Bí mật thú vị đằng sau cử chỉ của các lãnh đạo quyền lực

Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và cựu Thủ tướng Italy Romano Prodi. Ảnh: Ria

Theo nhà nghiên cứu giao tiếp nổi tiếng, Albert Mehrabian, thì từ ngữ chỉ chiếm 7% trong cuộc đối thoại, những yếu tố lấp đầy một cuộc nói chuyện gồm có ngôn ngữ cơ thể (55%) và âm điệu (38%).

Theo Tuệ Minh (Sputnik News)

Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news