Tin mới

Bí thư Thăng ra "tối hậu thư" chấm dứt dạy, học thêm

Thứ ba, 07/06/2016, 16:22 (GMT+7)

"Dứt khoát năm nay TP HCM không có chuyện dạy thêm, học thêm, rồi chuyện chạy trường, chạy lớp", Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM.

"Dứt khoát năm nay TP HCM không có chuyện dạy thêm, học thêm, rồi chuyện chạy trường, chạy lớp", Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM.

Sáng nay (7/6), lãnh đạo TP HCM và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc họp bàn về phát triển giáo dục và đào tạo TP HCM. Thông tin buổi làm việc được Tuổi trẻ, Vietnamnet, Vnexpress và nhiều báo khác ghi nhận, đăng tải.

Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng TP HCM là đô thị đặc biệt với 13 triệu dân, nếu cơ chế Chính sách gì về giáo dục đào tạo thực hiện tại TP.HCM thành công thì nhân rộng cả nước cũng sẽ thành công.

Bí thư Thăng ra

Bí thư Thăng ra "tối hậu thư" chấm dứt dạy, học thêm. Ảnh: Tuổi trẻ

Trước khi nêu kiến nghị với Bộ GD-ĐT, Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng yêu cầu ngành giáo dục TP HCM phải chấm dứt tình trạng chạy trường, chạy lớp, dạy và học thêm.

"Các trường quốc tế người ta có dạy thêm học thêm đâu, học phí rất cao mà vẫn có nhiều người cho con theo học. Vì chương trình quốc tế nhàn, phân phối hợp lý, chú trọng phát triển Kỹ năng sống", Vnexpress dẫn lời ông Đinh La Thăng.

Theo đó, ông Thăng chỉ đạo lãnh đạo Sở GD-ĐT "dứt khoát năm nay TP HCM không có chuyện dạy thêm, học thêm, rồi chuyện chạy trường, chạy lớp".

Theo người đứng đầu Thành ủy TP HCM, việc dạy thêm nếu có chỉ nên tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu và phải mở ở ngoài trường. Có thể tận dụng các trung tâm văn hóa ở các quận để mở lớp, ai có nhu cầu thì đăng ký học.

Đồng thời ông Thăng đề nghị đất nước đang hội nhập, phải chấp nhận nền kinh tế thị trường, giáo dục đào tạo cũng phải theo thị trường. TP.HCM có đặc trưng văn hóa Nam bộ, giáo dục của thành phố phải tiếp tục xây dựng đặc trưng bản sắc của thành phố. Các chương trình giáo dục phải xây dựng được cho học sinh, sinh viên lý tưởng tạo nên sự nghiệp cho bản thân; xây dựng nền tảng gia đình và đóng góp cho xã hội.[mecloud]rPnLNOAR7l[/mecloud]

“Để thực hiện đề án giáo dục này phải có thời gian lâu dài, nhưng cái gì cần phải làm ngay. Dứt khoát bỏ dạy thêm học thêm. Các trường quốc tế không dạy thêm học thêm học trò vẫn giỏi, đầu vào tốt, học phí cao vẫn nhiều người học. Còn việc phụ đạo cho học sinh yếu, TP thành lập các trung tâm: mở thêm danh mục đào tạo, ai có nhu cầu dạy và học thì đến đăng ký. Tuyệt đối không được mở các lớp dạy thêm học thêm trong trường”, Bí thư Thăng nhấn mạnh.

Theo ghi nhận của Vietnamnet, tại buổi làm việc, Bí thư TP HCM Đinh La Thăng cũng đề nghị Bộ GD-ĐT: không phân biệt trường công trường tư, đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào nhà trường và Bộ thực hiện phân cấp, ủy quyền cho thành phố.

Thông tin trên báo Tuổi trẻ cho biết, tại buổi họp, Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT một số nội dung trước mắt gồm: "Cho phép TP tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên khung chương trình chung của Bộ GD-ĐT với số lượng môn học đa chỉ nên là 8 môn trong 1 năm.

Cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng để có thể được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản.

Nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh, Sở GD-ĐT tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp.

Giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT. Bộ GD-ĐT sẽ định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, thành phố theo các chuẩn quốc tế (PISA, PASEC…) và công bố rộng rãi toàn quốc.

Tổ chức khảo thí trình độ tiếng Anh của học sinh theo 4 kỹ năng Nghe - Đọc - Nói - Viết (không xét việc hoàn thành môn học theo cơ cấu điểm số như hiện nay)
Cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường (trường chuyên, trường tiên tiến hiện đại…)

Giao quyền tự chủ 100% cho các trường cao đẳng, TCCN công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, tự quyết định mức học phí, chỉ tiêu tuyển sinh... ". 

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news