Tin mới

Bộ đồ đầu tiên cho nhà du hành Mặt Trăng trông như thế nào?

Thứ hai, 18/05/2015, 11:08 (GMT+7)

Neil Armstrong là người đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1969, nhưng trước đó 1 thập kỷ Allyn B. Hazard, một kỹ sư của NASA đã có được ý tưởng về bộ đồ cho phi hành gia. 

Neil Armstrong là người đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1969, nhưng trước đó 1 thập kỷ Allyn B. Hazard, một kỹ sư của NASA đã có được ý tưởng về bộ đồ cho phi hành gia. 

Vào thời điểm phát minh, Allyn B. Hazard là một kỹ sư phát triển trong bộ phận nghiên cứu tên lửa của NASA tại California. Trang phục du hành vũ trụ lúc này có thiết kế cồng kềnh, dường như khiến người mặc khó vận động và nó không phải dự án chính thức của NASA.

Đây là Hazard cùng bộ đồ phi hành gia của ông, trông bộ đồ có vẻ khá cồng kềnh và việc cử động hơi khó khăn

Vậy bộ đồ phi hành gia đầu tiên trông như thế nào? Hãy cùng xem qua những bức ảnh dưới đây để hiểu rõ thêm.

Dự án này của Hazard thực tế đã tạo được một số chú ý từ bên ngoài. Ngày 27 tháng 4 năm 1962, ảnh chụp Hazard và bộ đồ phi hành gia của ông được đưa lên bìa tạp chí Life

Có rất ít tài liệu về bộ đồ này nên không một ai biết rõ Hazard đã làm được bao nhiêu mẫu rồi, cũng như không biết được ông đã sử dụng vật liệu gì để chế tạo ra và liệu rằng bộ đồ này có thực sự bảo vệ được phi hành gia khi ở trên Mặt Trăng hay không. Ngay cả những con số được đánh dấu phía trước áo vẫn còn là một bí ẩn, và có vẻ như đây là đánh số phiên bản của những bộ đồ này.

Và đây là bộ đồ Apollo mà Armstrong mặc để bước chân lên Mặt Trăng, nón bảo hộ của Armstrong không hề có ăng-ten như trên phiên bản đầu tiên của Hazard

Sau đây là 6 vấn đề mà bộ đồ này gặp phải:

1. Hệ thống cung cấp khí thở: Vì Mặt Trăng không có oxy nên bộ đồ này phải trữ được lượng oxy sử dụng trong ít nhất 10 ngày.

2. Điều hòa nhiệt độ: Nhiệt độ ban ngày của Mặt Trăng lên đến 215 độ F (tức 101 độ C) còn ban đêm thì lạnh đến âm 250 độ F (tương đương âm 121 độ C). Bộ đồ này phải có chức năng điều hòa, giảm nhiệt khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên và ngược lại, tăng nhiệt khi nhiệt độ bên ngoài bắt đầu lạnh.

3. Bức xạ: Mặt Trăng thường hứng phải những tia bức xạ từ Mặt Trời rất nhiều, do đó bộ đồ này cần phải có khả năng chống được các loại tia bức xạ này.

4. Hiện tượng chân không: Do trên Mặt Trăng là môi trường chân không, vì thế bộ đồ này cần đảm bảo trong việc tránh thất thoát độ ẩm, vì nếu hiện tượng này xảy ra sẽ gây nguy hiểm tính mạng đến phi hành gia.

5. Tính cơ động và linh hoạt: Bề mặt của Mặt Trăng bao phủ bởi bụi dày đến 6 mét. Hơn nữa, áp suất khí quyển bên trong bộ đồ nếu không được xử lý hiệu quả trộn lẫn áp suất môi trường xung quanh sẽ gây nên thảm họa cho người mặc.

6. Thức ăn: Bộ đồ phi hành gia cần có đủ không gian để chứa thức ăn dự trữ cho các phi hành gia.

Trang Vũ (Tổng hợp)

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news