Tin mới

Bộ trưởng Thăng "giải phẫu" ngành hàng không Việt Nam

Thứ năm, 31/07/2014, 09:03 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Bàn về vấn đề xóa bỏ tư duy bao cấp và thay đổi bản chất quản lý trong kinh doanh hàng không, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết,  trong khi Vietnam Airlines vẫn được xem là “cục cưng” của nhà nước thì các hãng khác không thể có chỗ đứng bình đẳng trong bầu trời này.>> Bộ trưởng Đinh La Thăng "đe" cách chức một Phó tổng giám đốc>> Bộ trưởng Đinh La Thăng: Ưu tiên số 1 là đảm bảo an ninh an toàn hàng không

(Tinmoi.vn) Bàn về vấn đề xóa bỏ tư duy bao cấp và thay đổi bản chất quản lý trong kinh doanh hàng không, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết,  trong khi Vietnam Airlines vẫn được xem là “cục cưng” của nhà nước thì các hãng khác không thể có chỗ đứng bình đẳng trong bầu trời này.

 

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia diễn ra ngày 28.7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng bàn đến một việc quan trọng, đó là sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa trong ngành hàng không càng sớm càng tốt vì độc quyền, bao cấp sẽ cầm chân phát triển và điều đó sẽ không tốt cho hãng hàng không cũng như cho toàn xã hội. Không cổ phần hóa, thì dù nói hay cách mấy, cũng khó tạo ra được niềm tin về sự cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Mấy chục năm nay, Vietnam Airlines đã có đóng góp rất lớn, đó là cơ sở cho sự trưởng thành của ngành hàng không hiện nay. Thế giới biết đến Việt Nam cũng một phần nhờ vào hình ảnh của hãng hàng không Vietnam Airlines trên khắp địa cầu.

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Tuy nhiên, giai đoạn phát triển mới cần có sự thay đổi, hay nói đúng hơn là lột xác. Dù muốn dù không, chiếc áo nhà nước mà Vietnam Airlines mặc bao nhiêu năm nay đã quá cũ kỹ, chật hẹp, cần phải thay chiếc áo mới. Cơ chế bao cấp của nhà nước và độc quyền kinh doanh đã làm xơ cứng tư duy và kìm nén sự năng động. Cho nên, cổ phần hóa là quá cần thiết” -  Bộ trưởng cho biết thêm.

Sự ra đời của một số hãng hàng không tư nhân, dù có hãng sập tiệm, có hãng tồn tại, nhưng bước đầu đã xóa bỏ được độc quyền, hành khách được đi máy bay với giá rẻ hơn. Vietnam Airlines có đối thủ cạnh tranh cho nên phải đổi mới, phục vụ hành khách tốt hơn, giá cả phù hợp hơn. Cạnh tranh lành mạnh luôn tạo ra môi trường tốt cho cả hai bên. Bộ trưởng đã chỉ ra sự không công bằng trong cạnh tranh nếu như ông anh cả Vietnam Airlines còn “đì” những đứa em sinh sau nở muộn như Vietjet Air. Nhưng để cho ông anh cả cư xử hào sảng với em út thì không thể vận động bằng lời, mà phải tạo ra một sân chơi bình đẳng. Bộ trưởng không ngại khi nói thẳng ra rằng, Vietnam Airlines “đì” Vietjet.

Thực tế, thị trường vận tải hàng không Việt Nam thời gian qua phát triển nhanh, tuy nhiên so với thế giới thì sự phát triển của chúng ta chưa phải là lớn. So sánh ngay trong các nước Đông Nam Á, mặc dù dân số Việt Nam đông thứ hai trong khu vực nhưng thị trường vận tải hàng không Việt Nam vẫn đứng sau nhiều nước khác. Cụ thế, nếu tính sự phát triển chung gồm các hãng hàng không Việt Nam và cả các hãng hàng không nước ngoài bay vào Việt Nam thì Việt Nam vẫn đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, thậm chí cả Philippines.

Chúng ta đã tạo ra được một thị trường hàng không cạnh tranh khi cho phép các hãng hàng không trong nước được mở rộng liên doanh, liên kết và cũng cho phép các hãng hàng không nước ngoài được mở đường bay vào Việt Nam. Cụm từ cạnh tranh bình đẳng luôn luôn được nêu cao, song nhìn nhận một cách thẳng thắn thì sự  bình đẳng đó hầu như vẫn chỉ nằm ở chủ trương vì thực tế, nhiều hãng hàng không tư nhân đã “gãy cánh” trước khi có được sự bình đẳng này.

 Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news