Tin mới

Bốn ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Việt Nam

Thứ hai, 08/02/2016, 15:15 (GMT+7)

Chùa Hà, chùa Ông, đền Chử Đồng Tử là những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam.

Chùa Hà, chùa Ông, đền Chử Đồng Tử là những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam.

Đi chùa cầu duyên. Ảnh minh họa

Chùa Hà 

Theo tích xưa kể lại, chùa Hà Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự do một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức, xây dựng. Hiện nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Bên phải chùa là ngôi đình Hà làm hoàn toàn bằng gỗ quý, thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.

 
Không biết tự đâu mà chùa Hà trở thành ngôi chùa linh thiêng để cầu duyên. Cũng không cứ ngày Tết, mà bất kể khi nào, nhất là vào ngày Rằm, ngày mồng 1, nếu có dịp ghé thăm chùa Hà, bạn không khỏi ngạc nhiên vì có rất nhiều bạn trẻ (đa số trong đó là các bạn nữ) tới để dâng hương, xin sớ, xem quẻ cầu duyên. Từ lâu chùa Hà đã trở thành “miếu nguyệt lão” của các bạn trẻ, nhất là những người lỡ “long đong” đường tình duyên. Dọc con phố dẫn vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng-hoa tượng trưng cho tình yêu. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp… với ý nghĩa mong tác thành nhân duyên cho tín chủ.

Am Mỵ Châu, Hà Nội

Am Mỵ Châu nằm trong chùa Cổ Loa. Từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, thị trấn Gia Lâm, qua cầu Đuống theo quốc lộ số 3 đến cây số 17 rẽ tay phải 3 km đến chợ Sa, rẽ trái 300m đến ngã tư rẽ phải 100m là đến di tích. Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Theo người dân sống tại đây, bức tượng này là thờ công chúa Mỵ Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.

 
 
Về sau nay, người dân Cổ Loa vẫn truyền nhau câu chuyện ly kì về dân chài quăng lưới trên sông Hoàng Giang kéo được bức tượng với hình người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại mất đầu.
 
Cho rằng bức tượng không mấy gì đặc biệt nên dân chài lại thả xuống sống. Nhưng kỳ lạ là sau những lần quăng lưới, bức tượng lại lọt vào. Cảm thấy có điểm báo, người dân hò nhau kéo bức tượng lên bờ. Đồng thời làm lễ xin được rước về. Nhân dân cho rằng đây chính là tượng công chúa Mỵ Châu đã ứng nghiệm vào lời nói năm xưa, trôi ngược biển Đông về đất Tổ để hầu vua cha. Cũng vì câu truyện dân gian vẫn chưa có chứng thực xúc động trên, am Mỵ Nương được người đời truyền tụng rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình.

Chùa Ông (tp Hồ Chí Minh)

Chùa Ông (còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán); hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm lọt thỏm giữa một vùng đô thị thương mại sầm uất. Đó là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày.

Trong miếu, vị thần được thờ chính là Quan Công (tức Quan Vân Trường), một nhân vật thời Tam Quốc. Đối với người Hoa, ông là người tài đức vẹn toàn. Vì vậy, miếu có tên là miếu Quan Đế. Và vì đây cũng là nơi hội họp của người Triều Châu, nên còn gọi là Nghĩa An Hội Quán. Tuy nhiên, ngôi thờ này thường được gọi là chùa Ông theo thói quen của nhiều người. Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô, nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần. Rất nhiều bạn trẻ đã đến đây để mong tìm được mối nhân duyên cho mình.
Đền Chử Đồng Tử - cầu duyên

Đền Chử Đổng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chử Đồng Tử.

 
 
Mối lương duyên của Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm.
 
G.Trần (tổng hợp)
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news