Tin mới

Vụ 18 y, bác sĩ có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV: Giám đốc bệnh viện nói gì?

Thứ năm, 09/07/2015, 20:23 (GMT+7)

Trước tình trạng khẩn cấp, bệnh nhân có thể ngừng tim nếu không tiến hành phẫu thuật khẩn cấp nên các bác sĩ kíp trực đã tiến hành mổ ngay tại phòng khám khi chưa có kết quả xét nghiệm máu.

"Mặc dù bệnh nhân đã đóng bỉm nhưng máu vẫn chảy ròng ròng, lênh láng ra cả khu vực gần bàn khám... Và 18 con người trong một không chật hẹp không tránh khỏi va chạm", bác sĩ Hải chia sẻ.  

[mecloud] rtxIxke7vc[/mecloud]

Theo bản tin Chuyển động 24h - VTV trưa nay, ông Lương Quốc Hải, bác sĩ chuyên khoa II, BV Phụ sản Hà Nội vẫn nhớ như in ca cấp cứu đột xuất của ngày thứ 7. Sản phụ đến bệnh viện trong tình trạng cực kỳ nguy kịch, ca phẫu thuật được thực hiện khẩn cấp ngay tại phòng khám. 

"Đây là bàn khám bình thường, và hôm thứ 7 đã phải tiến hành mổ tại bàn này. Bởi vì máu ở âm đạo chảy không cầm được. Mặc dù bệnh nhân đã đóng bỉm nhưng máu vẫn chảy ròng ròng, lếnh lang ra cả khu vực gần bàn khám", ông Hải đứng tại phóng khám mà kíp trực đã thực hiện ca phẫu thuật cho sản phụ ngày 4/7 kể lại sự việc.

Cũng theo ông Hải, trong tình trạng mong manh như thế, bệnh nhân có thể ngừng tim và không cứu được nữa. 18 con người trong một không chật hẹp không tránh khỏi va chạm.

"Cứu được người là mệnh lệnh tối cao, sau đó mới tính đến những cái sau đó", ông Hải chia sẻ.

Tình huống khẩn cấp, các bác sĩ không thể thực hiện các xét nghiệm cho sản phụ trước khi phẫu thuật và trường hợp xấu nhất đã xảy ra là 18 y bác sĩ trong ca trực, kíp mổ đã bị phơi nhiễm HIV từ bệnh nhân.

Như tin tức đã đưa, vào chiều 8/7, đại diện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã công bố 18 nhân viên y tế của bệnh viện bị phơi nhiễm HIV. Đây là đội ngũ y, bác sĩ đã tham gia ca cấp cứu đặc biệt nguy kịch vào 5 ngày trước. Bệnh nhân là một sản phụ trong tình trạng bị trụy mạch, ngừng tuần hoàn và băng huyết. Theo nhận định của bác sĩ, chỉ chậm 1 đến 2 phút, bệnh nhân này sẽ không qua khỏi. 

“Trong tình trạng quá nguy kịch như vậy, tất cả đội ngũ thầy thuốc đã tập trung vào việc cứu người bệnh. Mọi người đã quên đi một điều bệnh nhân có thể nhiễm HIV. Và sau khi vừa cấp cứu vừa làm xét nghiệm để biết tình trạng của người bệnh, khi có kết quả xét nghiệm chúng tôi đều ngỡ ngàng là bệnh nhân đã bị nhiễm HIV…”, TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho hay. 

Phải chờ 3 đến 6 tháng nữa, 18 y, bác sĩ mới biết liệu mình có bị nhiễm HIV hay không. Hiện các nhân viên y tế này đang được điều trị dự phòng tích cực bằng thuốc ARV.

H.M (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news