Tin mới

Cách ăn mì tôm ít gây độc hại nhất

Thứ hai, 07/12/2015, 15:40 (GMT+7)

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu ăn mì tôm nên trần mì từ 2-3 lần trong nước sôi rồi đổ bỏ nước để các chất bảo quản, phụ gia tan vào nước và tác khỏi sợi mì.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu ăn mì tôm nên trần mì từ 2-3 lần trong nước sôi rồi đổ bỏ nước để các chất bảo quản, phụ gia tan vào nước và tác khỏi sợi mì.

[mecloud]tqoxsavHkg[/mecloud]

(video Huffingtonpost)

Một nghiên cứu của bác sĩ  Braden Kuo, Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã cho thấy ảnh hưởng của mì ăn liền tới sức khỏe của chúng ta. Theo video, sau hai tiếng, nó vẫn còn nguyên sợi khiến bộ máy tiêu hóa của chúng ta phải làm việc mệt mỏi, phức tạp. 

Mì ăn liền khó tiêu và ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng nhưng bản thân nó lại không hề có những chất có lợi cho sức khỏe, thay vào đó nó có chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone).

Một nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition cho thấy, phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa, ngay cả khi họ có lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.

Trong bài viết Mì ăn liền, ăn nhanh, bệnh nhanh trên Tuổi Trẻ, tác giả dẫn lời bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM), cho biết lạm dụng mì ăn liền sẽ thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu chất đạm, chất xơ, các vitamin và các yếu tố vi lượng.

Trần mì và thay thế gia vị trong mì ăn liền bằng rau xanh, thịt, trứng tự nhiên là cách ăn mì ít gây độc hại nhất. Ảnh Internet

Cũng theo bác sĩ Phương, mì gói gây nguy hiểm cho sức khỏe là vì trong mì ăn liền thành phần chủ yếu là bột và nhiều chất béo bão hòa,  nhất là chất béo chuyển hóa (transfat) do được tạo ra khi chiên trong các loại dầu ăn rồi sấy khô. Sự dư thừa các "chất béo không tốt" này dễ gây nên thừa cân, béo phì, béo bụng. 

Ngoài ra, các chất bảo quản, phụ gia, hương liệu sử dụng trong mì ăn liền đều có hàm lượng an toàn và được cho phép sử dụng gây nguy cơ ung thư cao, nhất là ung thư hệ tiêu hóa do thiếu chất xơ và rau xanh.

Xem thêm:Hướng dẫn mài dao sắc bén đơn giản nhất

[mecloud]sOXwuA2t6l[/mecloud]

Trên báo Tri Thức Trẻ, Gia đình & Xã Hội dẫn một số căn bệnh đáng sợ do việc lạm dụng mì gói gây nên như:

Bệnh tim mạch

Đối với người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch, việc ăn mì gói rất nguy hiểm vì thành phần chất béo transfat và chất béo bão hòa như đã nói ở trên rất nguy hiểm. Thành phần này gây cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

Hư thận, hại xương

Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa

Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn. Nguyên nhân là di trong mình chứa nhiều chất phụ gia gây rối loạn chức năng dạ dày.

Ngoài ra, chất liệu làm bát, cốc đi kèm với mỳ ăn liền chứa tới 0.015mg chất Polystyrene trong khi chỉ cần sử dụng 0,001mg chất này một ngày có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên trần mỳ qua nước sôi 2-3 lần, thay thế các gia vị trong mình bằng các thực phẩm như rau xanh, thịt hoặc trứng. Tuyệt đối không nên ăn mỳ úp.

Dã Quỳ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news