Tin mới

Cách rút bớt chân hương, dọn dẹp bàn thờ đúng cách để đón Tết

Thứ năm, 19/01/2017, 09:56 (GMT+7)

Người Việt luôn có thói quen lau dọn bàn thờ vào ngày 23 hoặc 30 tháng Chạp. Đây là thói quen mang tính tâm linh thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, ông bà mỗi dịp tết đến xuân về.\n 

Người Việt luôn có thói quen lau dọn bàn thờ vào ngày 23 hoặc 30 tháng Chạp. Đây là thói quen mang tính tâm linh thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, ông bà mỗi dịp tết đến xuân về.

[mecloud]ZnPHD1XE7r[/mecloud]

Video: VTC

Sử dụng bát hương

Gia chủ phải đặt bát hương nơi sạch sẽ. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ, phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đình đồng, đèn, còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.

Cách rút bớt chân nhang ở bát hương

Khi chân nhang quá nhiều, bạn muốn rút bớt nhưng không biết cách thì nên tham khảo gợi ý dưới đây. Khi rút chân nhang nên để lại 1,3,5,7,9 chân (số lẻ). Những chân nhang đã nhổ cần đốt và thả tro xuống sông, suối. Bát nhang nếu bỏ đi cần thả xuống sông, tránh vất nơi uế tạp. 

Khi cầu cúng, cần mở rộng cửa, thắp đèn trước, rót nước, rót rượu, thắp hương và khấn cúng. Chú ý thắp 3 hoặc 5 nén hương. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn và phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Khi thắp hương nên để cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương, cần cắm cho ngay ngắn, không cắm chồng các chân hương lên nhau.

[mecloud]Zzl5m35N5I[/mecloud]

Nếu muốn thay tro thì đốt rơm nếp lấy tro, giữ lại cốt bát hương. Đối với các gia đình muốn thay bát hương mới thì đầu xuân cúng tạ đất thì nên nhờ thầy đến giúp. Cần mua bát hương sao cho phù hợp với ban thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, dã gừng tươi hòa một chút nước lã (rượu trắng), lấy cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế.

Lau dọn bàn thờ đúng cách

Trước khi lau dọn bàn thờ, người xưa quan niệm phải tắm sạch sẽ, chuẩn bị hoa quả đặt lên sau đó thắp một nén hương thông báo với tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ. 

Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Sau đó đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng. Lau rửa sạch sẽ bát hương, đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt vào vị trí cũ. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định.

Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật".

Tiếp tục cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà cô tổ cũng làm như vậy.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news