Tin mới

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Thứ năm, 18/12/2014, 11:20 (GMT+7)

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng không hiếm gặp khi cơ thể tiếp nhận các loại đồ ăn, thức uống nhiễm độc. Ngộ độc ở mức độ nhẹ thường không gây chết người nhưng nếu trường hợp nặng, chất độc không được tống khỏi cơ thể thì tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, khi bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên cần làm là sơ cứu người bệnh ngay tức thì.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng không hiếm gặp khi cơ thể tiếp nhận các loại đồ ăn, thức uống nhiễm độc. Ngộ độc ở mức độ nhẹ thường không gây chết người nhưng nếu trường hợp nặng, chất độc không được tống khỏi cơ thể thì tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, khi bị ngộ độc thực phẩm, điều đầu tiên cần làm là sơ cứu người bệnh ngay tức thì.

Biểu hiện của ngộ độc: Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… gây hại tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi

Cách xử lý cấp tốc khi có biểu hiện trên trước 6 giờ sau khi ăn là tống thức ăn ra ngoài bằng cách nôn. Phương pháp phổ biến là dùng tay hoặc các vật như lông gà để ngoáy họng, kích thích người bị ngộ độc nôn thức ăn ra ngoài.

Phương án sơ cứu này cần đặc biệt chú ý với trẻ nhỏ. Cần đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên rồi móc họng trẻ cho nôn ra. Lưu ý tránh để xây xát niêm mạc họng của trẻ.

Sau khi nôn ra, việc tiếp theo cần làm là cho bệnh nhân uống bù nước bằng dung dịch oresol pha loãng, nước lọc, nước hoa quả, nước cháo loãng để nhanh chóng cấp nước cho cơ thể.

Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu, thuốc chuột... thì không nên gây nôn vì gây nôn sẽ có thể làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang nôn mà nhanh chóng cho nạn nhân uống than hoạt tính 20-30g nếu là người lớn, 5-10g đối với trẻ em.

                                         

Cách xử lý cấp tốc khi bị ngộ độc là nôn thức ăn ra ngoài (ảnh minh hoạ)

Than hoạt tính có tác dụng gắn giữ các chất độc không cho thấm vào máu. Sau đó, nhaanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Trong trường hợp người có biểu hiện bị ngộ độc trên 6 giờ sau khi ăn, tức là lúc này một phần chất độc đã ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu bằng nôn không còn nhiều tác dụng mà phải dùng chất trung hoà để làm loãng chất độc trong cơ thể như nước xà phòng 1%, nước magiê ôxit 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.

Sau đó, cách tốt nhất là đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Phòng ngộ độc thực phẩm như thế nào?

- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn hay khi chuẩn bị chế biến thức ăn.

- Diệt ruồi, gián, chuột... Tuyệt đối không để chúng tiếp xúc với thức ăn.

- Không uống mật cá trắm, trôi, chép với mục đích chữa bệnh. Tuyệt đối không ăn cá nóc. Không uống bia rượu nấu lậu.

- Nên tìm hiểu kỹ những cây rau, các loại nấm, cá để phân biệt được loại không độc và loại độc. Tuyệt đối không ăn những thức ăn lạ.

- Thực phẩm dùng để làm thức ăn phải được chọn lựa cẩn thận, phải tươi, không dập nát. Không ăn cá ươn, không hái nấm ở dọc đường hay trong rừng để ăn.

- Không ăn rau quả dập nát, có màu lạ, nghi là có hoá chất bảo quản.

Xem video: Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

 

 

 

 

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news