Tin mới

Căng thẳng Biển Đông leo thang: Đồng minh của Mỹ đang cân nhắc điều gì?

Thứ ba, 02/06/2015, 09:32 (GMT+7)

Trong khi cuộc đấu khẩu giữa hai cường quốc Mỹ - Trung tại Biển Đông ngày một leo thang thì có một câu hỏi cũng đang thu hút sự quan tâm đó là lợi ích thực sự của Australia trong việc cạnh tranh ảnh hưởng tại vùng lưu thông hàng hải quốc tế là gì.

Trong khi cuộc đấu khẩu giữa hai cường quốc Mỹ - Trung tại Biển Đông ngày một leo thang thì có một câu hỏi cũng đang thu hút sự quan tâm đó là lợi ích thực sự của Australia trong việc cạnh tranh ảnh hưởng tại vùng lưu thông hàng hải quốc tế là gì.

Đây là câu hỏi được tác giả Sam Bateman đặt ra trong bài viết "China and America's South China Sea Clash: What Do U.S. Allies Think?" đăng trên The National Interest.

Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, gần 60% lượng giao thương hàng hải của Australia đi qua biển Đông. Peter Jennings, người dẫn chương trình kỳ cựu về các vấn đề quốc tế của hãng tin ABC News cũng gợi đưa ra quan điểm Australia nên hợp tác cùng Mỹ trong việc thiết lập các quy tắc tự do hàng hải trong khu vực

Những nhận định này đã phần nào thể hiện tầm ảnh hưởng của an ninh trong khu vực này đến kinh tế, chính trị và chiến lược của Australia. Để có những bước đi đúng đắn trong tương lai, chúng ta cần phải làm rõ những vấn đề này.

Giao thương hàng hải của Australia trong khu vực Biển Đông bao gồm: với Trung Quốc (chiếm 23,9 kim ngạch thương mại song phương quốc tế), Thái Lan 2,8%, Đài Loan 1,9%, Việt Nam 1,4% và Hồng Kong 1,2%.   Những con số này phần nào đã phóng đại sự phụ thuộc của Australia vào con đường giao thương hàng hải trên Biển Đông, bởi vì nó chỉ thể hiện khối lượng giao dịch thương mại bằng đường biển với khu vực phía nam Trung Quốc. Những con số này được thống kê dựa trên giá trị thương mại hàng hải quốc tế. Giá trị thương mại có thể cho kết quả khác với khối lượng giá trị xuất khẩu cao (bao gồm các mặt hàng như than, quặng sắt, khí hóa lỏng và các loại khoáng sản khác) vận chuyển bẳng đường biển cũng chưa đến 60%.

Căng thẳng Biển Đông leo thang, đồng minh của Mỹ là Australia đang cân nhắc điều gì?

Về mặt chính trị, các hiệp ước đã ký có thể giúp Australia can thiệp vào Biển Đông. Hiệp ước hàng đầu và cũng thu hút nhiều sự quan tâm nhất là Hiệp ước Đồng minh với Mỹ. Dựa vào nó, Australia có thể chống lưng cho Mỹ trong các nỗ lực đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, Canberra đã phủ nhận khả năng cho phép quân đội Mỹ sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-1 và các máy bay do thám trong lãnh thổ Australia để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Hiệp ước Phòng vệ FPDA là hiệp ước thứ hai giúp Australia can dự vào Biển Đông. Malaysia và Singapore là các đối tác của Australia đều có vùng biển nằm trong Biển Đông. Trong khi Malaysia là một bên có yêu sách chủ quyền đối với một số đảo, cả hai quốc gia này đều thể hiện thái độ khá ôn hòa khi phản đối Trung Quốc. Trong một động thái khác, Singapore gần đây cũng tham gia một cuộc tập trận hải quân kéo dài 4 ngày với Trung Quốc

Về mặt chiến lược, tự do hàng hải là một lợi ích quan trọng của Australia, đặc biệt là khu vực các quần đảo ở phía bắc. Nhưng như những gì tác giả đã nêu ở trên, sẽ là một bước đi thiếu khôn ngoan của Australia nếu ủng hộ các tuyên bố đơn phương và còn mập mờ về mặt pháp lý của Mỹ. Cách can thiệp này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh là một quốc gia trung lập trong khu vực.

Australia có lợi ích chiến lược rõ ràng nếu tình hình biển Đông không xấu đi. Tuy nhiên, tình hình hiện nay khá phức tạp, và họ cần phải có tầm nhìn xa hơn về các mối quan hệ trong khu vực. Nhận định gần đây của giáo sư Peter Drysdale tại Đại học quốc gia Australia cho thấy, Australia được coi là “một nhân tố quan trọng trong vấn đề an ninh của châu Á với vai trò chiến lược trong hoạt động cung cấp tài nguyên và năng lượng.” Đó mới là vị trí và các lợi ích lớn hơn của Australia trong khu vực Biển Đông. Về bản chất thì vùng biển này không quan trọng với Australia, đúng hơn thì vai trò của họ trong khu vực mới là quan trọng.

Thay vì các toan tính can thiệp trực tiếp, Australia nên sử dụng các kênh ngoại giao trong vai trò hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông. Họ nên bày tỏ quan ngại về việc chạy đua hiện đại hóa hải quân trong khu vực, điều đã được chuyên gia quân sự Richard Bitzinger tại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore) nhận định là nguyên nhân châm ngòi cho xung đột trong khu vực với tốc độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn, thương vong lớn hơn và với mức độ tàn phá khủng khiếp hơn. Giống như đô đốc hải quân Singapore, Australia cũng nên bày tỏ quan ngại về nguy cơ của việc phát triển chóng mặt của lực lượng tàu ngầm trong khu vực.

Mục tiêu tổng thể của các bên liên quan trong việc duy trì ổn định trong khu vực là phi quân sự hóa khu vực Biển Đông để giảm thiểu các nguy cơ về một cuộc xung đột không mong muốn. Australia có thể tham gia vào lỗ lực này bằng việc thể hiện quan điểm với Trung Quốc về việc họ sử dụng các bãi đá được cải tạo cho mục đích quân sự, và với Mỹ trong việc áp dụng các động thái quân sự thái quá để đáp trả các hoạt động của Trung Quốc.

Australia cũng cần xúc tiến một để đạt được một quan điểm thống nhất về hành động cũng như chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề như khu vực an toàn xung quanh các vùng biển tranh chấp, hạn chế các hoạt động trong một số vùng biển nhất định chẳng hạn như một số vùng “cấm tàu ngầm” (hoặc thậm chí là thiết lập một bộ quy tắc về tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp), thiết lập các đường dây nóng, minh bạch hóa các hoạt động, và trước tiên là thông báo cụ thể về các hoạt động.

Tất cả nghe có vẻ rất lý thuyết nhưng thực tế lại phục vụ cho lợi ích quốc gia của Australia.

Tuấn Anh ( tin tức nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news