Tin mới

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng "mụ"

Thứ năm, 27/07/2017, 14:47 (GMT+7)

Cùng mẹ đi công tác khắp mọi miền đất nước ngay từ khi còn rất nhỏ đã giúp Tâm Linh đam mê xê dịch và có nhiều sở thích giống mẹ như thể những người bạn thân.

Cùng mẹ đi công tác khắp mọi miền đất nước ngay từ khi còn rất nhỏ đã giúp Tâm Linh đam mê xê dịch và có nhiều sở thích giống mẹ như thể những người bạn thân.

Nói về tình cảm gia đình thì mỗi nhà đều có không ít chuyện để kể. Cũng như Cao Dương Tâm Linh (23 tuổi, freelancer, TP.Hồ Chí Minh) và mẹ của mình (bác Dương Anh Hoa, 1967, nhà báo, Hà Nội), 23 năm qua là "nghìn lẻ" những câu chuyện hài hước, thú vị của cặp mẹ con luôn coi nhau như bạn thân.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 1.

Tâm Linh và mẹ.

"Mụ Hoa" - "cạ cứng" truyền cảm hứng suốt 23 năm cho con gái

Nhắc đến Tâm Linh, người ta nhớ ngay đến một cô gái Hà thành đam mê xê dịch, từng chinh phục 38 tỉnh thành gồm hơn 100 địa danh trong cả nước, đặt chân đến 4 cực Tổ quốc, đi Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…. chỉ trong 4 năm.

Ấy vậy mà lúc nào được Cộng đồng mạng ca tụng, xuýt xoa khen ngợi, cô bạn 23 tuổi này thường bình luận lại rằng: "Vẫn không ăn thua gì so với mụ Hoa".

"Mụ Hoa", không ai khác chính là mẹ của Tâm Linh. Nhiều người không biết thì lại nghĩ rằng cô bạn hỗn hào, nhưng thực chất, cặp mẹ con độc lạ này đã gọi nhau là "mụ Hoa – Heo" được chục năm nay rồi.

Tâm Linh luôn coi mẹ là "cạ cứng", bởi điều gì cũng có thể tâm sự, lại có chung quá nhiều sở thích. Cũng chính mẹ là người truyền cảm hứng thích du lịch, thích đọc sách, mê chụp ảnh nghệ thuật và yêu viết lách, yêu nghề báo cho Tâm Linh.

Cái "máu" xê dịch ấy cũng chính là do mẹ truyền cho Linh ngay từ những ngày còn nhỏ xíu.

Ngay khi mới vài tuổi, cô bạn đã được theo mẹ đi công tác, sau đó được gửi lại nhà người dân địa phương để chờ mẹ làm việc. Năm nào cũng có vài lần như vậy khiến Tâm Linh nuôi lớn dần sự thích thú đối với việc khám phá các địa danh.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 2.

Tâm Linh và mẹ đều có chung sở thích xê dịch.

Linh tâm sự: "Mỗi dịp nghỉ lễ tết mà thấy mình ở nhà là mẹ rủ đi chơi không, 2 mẹ con tự đi đâu đó khỏi thành phố. Mẹ đã đưa mình rong ruổi khắp các tỉnh đồng bằng bắc bộ bằng xe máy từ những năm mình chưa vào lớp một.

Cả hai mẹ con đều thích du lịch bụi, đến đâu cũng sinh hoạt ở nhà dân bản địa, thưởng thức các đặc sản địa phương. Mẹ mình bảo đi nhiều biết nhiều sẽ có lợi trong cuộc sống".

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 3.

Mẹ luôn để Tâm Linh thoải mái đi đây đi đó.

Và có lẽ cũng ít người mẹ nào thoải mái đồng ý cho con gái đi ăn Tết xa nhà. Ấy vậy mà mẹ Linh luôn khuyến khích con gái đi "ăn Tết nhờ" nhà bè bạn. 23 năm tuổi đời nhưng Tâm Linh đã được trải nghiệm phong tục đón Tết ở rất nhiều tỉnh thành khác nhau, từ miền xuôi đến miền ngược.

Bởi với mẹ, tri thức mới là vẻ đẹp lâu bền nhất, càng đi nhiều sẽ càng giúp con gái học hỏi được những điều thú vị.

Không chỉ đồng ý cho con đi đây đó một cách tự do, trước khi rời Hà Nội để sẵn sàng cho một chuyến đi, Tâm Linh đều phải ngồi lại với mẹ để "trả bài" những kiến thức căn bản về cuộc sống.

Đôi lúc là kĩ năng bảo vệ bản thân khi đi đường một mình mẹ từng dạy, có khi lại là cách bóc vỏ bánh chưng ngày Tết trong đêm Giao thừa trước khi xê dịch vào năm mới…

Tất cả những điều ấy đều là mưa dầm thấm lâu, mẹ chỉ dạy cho Linh bằng sách, bằng kinh nghiệm sống trong suốt 23 năm.

Hai mẹ con Tâm Linh đều rất thích bàn luận về sách vở. Mẹ hay đọc sách cho Linh nghe, rồi ngồi phân tích nội dung, lấy thơ văn để chỉ dạy cho cô về mọi điều trong cuộc sống. Chính bởi vậy, Linh học khá tốt môn văn và cảm thụ được rất nhiều điều thi vị trong mỗi hành trình xê dịch của mình.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 4.

Mẹ là người truyền cảm hứng đọc sách cho Tâm Linh suốt 23 năm qua.

Cô bạn tâm sự: "Truyền thống của hai mẹ con là cứ cuối tuần lại lên phố Đinh Lễ tìm mua một quyển sách mới rồi về cùng đọc.

Mẹ mình hay lấy thơ văn ra để chỉ dạy mình trong cuộc sống. Ví dụ lúc mình thất tình, mẹ chẳng an ủi gì mà chỉ có câu:

"Sầu bay trên cánh thời gian

Thời gian đủng đỉnh lại mang vui về."

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 5.

Hình ảnh của bác Hoa lúc bằng tuổi Tâm Linh bây giờ.

Có nhà ở Hà Nội, nhưng lại chạy vào tận miền Nam để lập nghiệp là điều khiến nhiều người thấy khó hiểu với quyết định của Tâm Linh. Nhưng mẹ Linh thì không. 

Bác khuyến khích con mình đi xa làm việc, không muốn Linh loanh quanh luẩn quẩn trong một không gian sống, thậm chí còn thích Linh làm nhiều việc tại nhiều nơi để tích luỹ được kinh nghiệm.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 6.

Phượt 1.800km từ TP.Hồ Chí Minh về Hà Nội thăm nhà, mẹ chỉ hỏi Linh: "Bao giờ đi tiếp?"

Cười nghiêng ngả với hàng loạt tin nhắn troll con vô cùng bá đạo

Không chỉ có nhiều điểm chung, Linh còn có thể thoải mái chia sẻ rất nhiều điều với mẹ. "Mụ Hoa" không giống với "mẹ nhà người ta", giữ mọi chuyện trong lòng không nói, âm thầm quan tâm con cái mà bà luôn tâm sự thẳng với Linh, cũng như Tâm Linh, chẳng bao giờ giấu giếm mẹ chuyện gì.

Vốn là dân báo chí, mẹ Linh sành công nghệ chẳng kém thế hệ trẻ, từ zalo, Facebook, tin nhắn đều thành thạo hết cả. Cũng bởi vậy mà dù cách nhau gần 2000km thì hai mẹ con vẫn có thể tâm sự đủ chuyện trên trời dưới bể.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 7.

Những tin nhắn bá đạo giữa hai mẹ con.

Mỗi lần như vậy, Linh lại bị mẹ troll đến ấm ức nhưng rồi lại bật cười vì độ bá đạo có 1-0-2 của mẹ.

Ngay từ nhỏ, biết con có khuyết điểm là giao tiếp không giỏi, năm nào mẹ Linh cũng phê vào sổ liên lạc: "Em Linh ăn không nên đọi, nói không nên lời. Mong giáo viên cứ gọi em lên bảng nhiều vào".

Thế rồi lớn lên, dù học Báo chí, ăn nói cũng lưu loát chẳng kém ai nhưng Linh vẫn chẳng đấu lại được với mẹ.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 8.

"Mụ Hoa" luôn troll con bằng những dòng tin nhắn.

Mỗi lần kể lể thất tình với mẹ là y như rằng bà mẹ ấy lại đọc mấy câu thơ tỏ ý bảo con gái đã xấu còn không biết phấn đấu thì chẳng ai thích là đúng rồi:

"Rù rờ khệ nệ

Dù cố làm duyên

Cũng chẳng trở nên

Con người duyên dáng".

Không chỉ làm thơ, trình độ "đá xoáy" qua tin nhắn của mẹ luôn khiến Linh phải chào thua.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 9.

 

Tin nhắn như 2 người bạn của 2 mẹ con.

Mỗi lần tranh luận, mẹ cứ để Linh cãi xong rồi toàn im lặng, bởi không chấp "con giun đất không não không biết nghĩ thấu đáo". Mẹ không dùng đòn roi, quát nạt để dạy con mà toàn dùng thơ, chữ nghĩa để cảm hóa con cái.

Cách xa nhau gần 2000km, chính những dòng tin nhắn ấy đã trở thành động lực giúp Linh vững tâm làm việc, trải nghiệm những năm tháng tuổi trẻ với những điều mình thích. Bởi cô bạn luôn yên tâm rằng, "phía sau một cô gái" chính là một "cạ cứng" bá đạo ủng hộ và yêu thương cô hết mình.

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 10.

Chuyện thất tình được giải quyết trong một nốt nhạc khi tâm sự với "mụ Hoa".

Cặp mẹ con cùng mê phượt, mẹ dạy còn bằng thơ, con gọi mẹ bằng mụ - Ảnh 11.

Hoa đồng nội mẹ tự ra đồng hái, tự tay bó để Linh đi chụp ngày kỉ yếu.

Ảnh: NVCC

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news