Tin mới

Đường lập nghiệp từ tay trắng của đại gia nghìn tỉ Lê Phước Vũ

Thứ năm, 09/10/2014, 08:46 (GMT+7)

Mới đây, đại gia Lê\nPhước Vũ - Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen đã được\nvinh danh doanh nhân TOP 1 tại Lễ trao giải thưởng “EY - Bản lĩnh Doanh nhân Lập\nnghiệp” lần thứ 2 diễn ra vào tối ngày 7/10 vừa qua.

 

 

Mới đây, đại gia Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen đã được vinh danh doanh nhân TOP 1 tại Lễ trao giải thưởng “EY - Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp” lần thứ 2 diễn ra vào tối ngày 7/10 vừa qua.

Sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam, ông khởi nghiệp từ một cơ sở bán lẻ tôn vào năm 1994. Sau 7 năm tích lũy vốn và kinh nghiệm, đến năm 2001, ông sáng lập Công ty Cổ phần Hoa Sen với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Với tâm huyết và những đóng góp to lớn cho sự phát triển của Tập đoàn, ông được Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị liên tục nhiều nhiệm kỳ.

Đến nay, qua hơn 13 năm dày công xây dựng và phát triển, bằng những kinh nghiệm đã tích lũy được kết hợp với tư duy lãnh đạo sáng suốt linh hoạt, ông đã đưa Công ty Cổ phần Hoa Sen từ một công ty nhỏ chuyên doanh tôn, vươn lên trở thành Tập đoàn Hoa Sen, tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Những năm đầu sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp giao thông, nhờ thanh tích học tập xuất sắc, ông được giữ lại trường làm giảng viên sau khi tốt nghiệp – mơ ước của nhiều bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, Lê Phước Vũ đã từ chối bởi cơ chế đãi ngộ khó có thể cho phép ông đỡ đần gia đình. Ra trường, với đôi bàn tay trắng nhưng trái tim đầy ắp ý chí và nhiệt huyết, ông cùng gia đình khăn gói ngược phương Nam.

Hai năm đầu sau khi ra trường, Lê Phước Vũ làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh, thường xuyên chạy tuyến Sài Gòn – Vinh. Luôn phải xa nhà, tuyến đường nguy hiểm, kinh nghiệm đường trường chưa có, ông và gia đình vẫn phải sống trong khó khăn. Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn đẩy vợ chồng ông lên Buôn Ma Thuật thử lập nghiệp. Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng thay đổi. Trở lại Sài Gòn lần hai, thất bại không làm Lê Phươc Vũ nản lòng, trái lại, trước các thử thách, ý chí và khát vọng vươn lên trong ông ngày càng mãnh liệt.

Theo ông, con đường kinh doanh của ông như được sắp đặt của số phận. Ban đầu, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết tại HOSE với mã GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ Giám đốc một công ty thép nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Quý mến sự thật thà, tư chất thông minh và đặc biệt ý chí vươn lên mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám đốc nọ gợi ý cho Lê Phước Vũ thử tự kinh doanh. Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau nhiều năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng nhỏ bán tôn. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba.

Tuy nhiên đến năm 1997, nhận ra cửa hàng kinh doanh tôn hoạt động không còn hoạt động hiệu quả, Lê Phước Vũ nghĩ đến chuyện sản xuất với việc mở một xưởng cán tôn. Bên cạnh việc mua máy móc thiết bị thanh toán trả góp, ông phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác, thậm chí nhiều lúc xưởng của ông ngấp nghé bở vực phá sản. Chính chữ “nhẫn” học từ Đạo Phật đã giúp Ông vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng. Dần dần, xưởng của ông thu hút được khách hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lê Phước Vũ tính chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác. Trong thời gian đó, ông đã tìm cách tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau cũng như học hỏi các công nghệ sản xuất mới và kiến thức về quản trị kinh doanh.

Ngày 8/8/2001, Lê Phước Vũ thành lập Công ty Cổ phần Hoa Sen với số vốn ban đầu 30 tỷ đồng, vỏn vẹn 22 nhân viên. Trước những khó khăn, thách thức từ nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh, ông đề ra chiến lược phát triển riêng của Công ty.  Vì đã từng là một nhà bán lẻ và thấu hiểu thị trường nội địa, ông nhận ra rằng phát triển hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng mà không thông qua các đại lý là một hướng đi riêng cần mạnh dạn thực hiện dù Hoa Sen sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc.

Với khả năng lãnh đạo tài tình và chiến lược phát triển đúng đắn, rất nhanh chóng Hoa Sen đã phát triển lớn mạnh. Từ một công ty nhỏ, sau 9 năm thành lập, giờ đây Hoa Sen đã vững vàng với vị thế một Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của Hoa Sen khoảng 570,4 tỷ đồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1.834 tỷ đồng.

Thành công của Lê Phước Vũ và Hoa Sen Group đã được chứng minh qua hàng loạt giải thưởng cho Tập đoàn và cá nhân ông như: Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt liên tiếp từ năm 2005 đến 2009; Top 10 thương hiệu Việt Nam trong hội nhập quốc tế năm 2009; Doanh nhân Sài Gòn Tiêu biểu từ năm 2006 đến 2009 và rất nhiều giải thưởng danh giá khác.

Trong năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã bứt phá mạnh mẽ trở thành một trong 10 người giàu nhất Việt Nam.  Với gần 1.800 tỷ đồng, ông Vũ chiếm vị trí thứ 7 và đánh ngã mọi đối thủ về mức tăng giá trị tài sản cả về tuyệt đối lẫn tương đối (+940 tỷ và +115%).

Tuy nhiên, danh tiếng của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen nổi lên dữ dội nhất trong nửa đầu năm nay có lẽ lại từ sự kiện người không chân tay Nick Vujicic - một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới tới Việt Nam. Một chương trình PR có thể nói hiệu quả rất cao, không trực tiếp tác động tới các khách hàng của tập đoàn nhưng lại có sức lan tỏa sâu rộng, tích cực về lâu dài.

Tại Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn Hoa Sen năm 2014, HSG đặt mục tiêu cho năm 2014 đạt tổng sản lượng tiêu thụ thành phẩm 700.000 tấn, tăng 16% so với năm trước; Doanh thu đạt 14.000 tỷ đồng và lãi ròng 600 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 3% so với năm trước.

Theo Bảo An/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news