Tin mới

Chặt lim xanh tại Thanh Hóa: “Sao lại kéo tên tôi vào đề tài đốn cây để bảo vệ rừng?”

Thứ ba, 14/04/2015, 18:07 (GMT+7)

Đó là phản ứng của PGS.TS Võ Đại Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm\nsinh (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) khi ông tình cờ biết mình có tên trong danh sách thành viên của đề tài nghiên cứu triệt hạ lim\nxanh cổ thụ để bảo tồn sến mật tại Hà Trung (Thanh Hóa) đang gây xôn xao dư luận.

Đó là phản ứng của PGS.TS Võ Đại Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) khi ông tình cờ biết mình có tên trong danh sách thành viên của đề tài nghiên cứu triệt hạ lim xanh cổ thụ để bảo tồn sến mật tại Hà Trung (Thanh Hóa) đang gây xôn xao dư luận.

Liên quan đến vụ việc mấy chục cây lim xanh cổ thụ hàng trăm năm tuổi tại rừng bảo tồn Tam Quy (xã Hà Tân, Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) bị đốn hạ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa - Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết, việc chặt hạ lim xanh nằm trong kế hoạch của đề án tỉa thưa rừng đã được UBND tỉnh thông qua.

Theo ông Sơn, hiện nay trong khu bảo tồn đang có một thực trạng diễn thế giữa lim và sến, đó là cây lim đang chèn ép, cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây sến. Chiều cao của lim khoảng 13 m, của sến là 9 m, sến ở tầng thấp và hoàn toàn chịu tán của lim, trong khi đặc tính sinh thái của cây sến trưởng thành là ưa sáng, không chịu bóng, dẫn đến nguy cơ rừng sến bị thay thế bởi rừng lim.

 “Đây là đề án khoa học nghiêm túc, đã được phê duyệt nghiêm ngặt, đúng quy trình. Không có chuyện dựa vào dự án khoa học để chặt lim” – ông Sơn khẳng định.

PGS.TS Võ Đại Hải không hiểu lý do tại sao mình bỗng dưng lại thuộc nhóm

nhà khoa học tham gia đề tài nghiên cứu triệt hạ lim để bảo tồn sến mật

Và theo viện dẫn của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp, đề tài này có sự tham gia của PGS.TS Võ Đại Hải – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với PGS.TS Võ Đại Hải thì ông tỏ ra vô cùng bất ngờ đối với thông tin này.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hải cho biết, cách đây mấy năm, khi vào thực địa tại Thanh Hóa, nhận thấy ở rừng bảo tồn Tam Quy, cây lim xanh đang phát triển mạnh trong khi cây sến mật có phần bị lấn át nên ông có đề xuất là nên tìm giải pháp để cho cây Sến phát triển. Tuy nhiên, ý kiến của ông thời điểm đó dường như không được lưu ý. 

“Tôi chỉ nêu đề xuất như vậy chứ không hề tham vấn hay khuyến nghị là nên dùng biện pháp nào để giải quyết thực trạng trên. Tôi cũng chưa một lần đề cập tới việc chặt hạ lim xanh để sến trong rừng Tam Quy phát triển” – ông Hải khẳng định.

Ông Hải cho biết, cho tới thời điểm này, ông còn chưa nắm được bất kỳ một thông tin nào về đề tài khoa học có tên “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen sến mật tại Tam Quy”. Theo đó, đề tài do ai chủ nhiệm, bắt đầu nghiên cứu từ thời điểm nào, thời điểm kết thúc nghiên cứu là bao giờ, kinh phí cho nghiên cứu là bao nhiêu hoặc chặt lim xanh có phải là một trong những tiểu đề án của đề tài hay không… đều là những chuyện xa lạ với ông.

“Tôi chỉ biết thông tin về việc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa chặt hạ lim xanh vì vụ việc đã gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Vậy nên khi thấy tên mình được đề cập đến trong đề tài “tỉa rừng” này, bản thân tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi cũng không hiểu Giám đốc trung tâm Nguyễn Văn Sơn nêu tên tôi với tư cách nhà khoa học tham gia đề tài này là có dụng ý gì.” - PGS.TS Võ Đại Hải cho biết.

Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news