Tin mới

Choáng ngợp trước mạng lưới cầu phao khổng lồ trên sông Hằng, Ấn Độ

Thứ bảy, 17/10/2015, 11:12 (GMT+7)

Một mạng lưới cầu phao khổng lồ, tạm bợ hiện đang phục vụ cho hàng triệu người dân đang sống ven bờ sông Hằng, Ấn Độ.

Một mạng lưới cầu phao khổng lồ, tạm bợ hiện đang phục vụ cho hàng triệu người dân đang sống ven bờ sông Hằng, Ấn Độ.

[mecloud]VggKzNSOm3[/mecloud]

18 cây cầu gỗ, kéo dài tới gần 1km và đều được người dân sống dọc bờ sông làm bằng tay.

Hơn 1 triệu người đi qua cây cầu phao ở Allahabad, thuộc bang Uttar Pradesh mỗi ngày. Mỗi lượt đi như vậy mất 10 phút.

Nhiếp ảnh gia Ramakrishna Dhanasekaran đến từ Chennai, Ấn Độ đã ghi lại được những bức hình gây chấn động về thói quen đi lại hàng ngày của người dân nơi đây.

Hơn 1 triệu người sử dụng mạng lưới cầu phao phức tạp, tạm bợ này để đi qua sông Hằng mỗi ngày. Ảnh: Ramakrishna Dhanasekaran/Solent

18 cây cầu gỗ, kéo dài gần 1 km, tất cả đều do người dân sống dọc bờ sông làm bằng tay. Ảnh: Alamy Stock Photo

Hơn 1 triệu người thực hiện cuộc hành trình dài 10 phút đi qua cầu mỗi ngày. Ảnh: Ramakrishna Dhanasekaran/Solent

Hầu hết mọi người sống ở 1 bên bờ sông và kiếm sống ở bên còn lại cho nên cây cầu trở nên vô cùng quan trọng đối với họ.

Các cây cầu được kết nối với nhau bằng những tấm gỗ dẫn tới bờ sông, đặt trên những bể chứa bằng kim loại rỗng, lớn, neo vào đáy sông bằng dây thừng ở phía đầu cầu.

Mặc dù những thùng nổi có thể chịu được những xe tải nặng tới 10 tấn nhưng trọng lượng tối đa cho phép đi qua cầu chỉ là 5 tấn.

Mặc dù các bể chứa có thể chịu được những xe tải lên đến 10 tấn thì trọng lượng an toàn cho phép tối đa chỉ 5 tấn. Ảnh: Alamy Stock Photo

Hàng triệu người kiêm sống dọc 2 bên bờ sông Hằng, họ sống 1 bên và làm việc ở bên kia. Ảnh: Alamy Stock Photo

Hàng ngàn người Naga Sadhus khỏa thân đi qua cây cầu. Hàng chục triệu người hành hương Hindu đổ về Allahabad vào năm 2001 để tham gia lễ hội Maha Kumbh Mela. Lễ hội được tổ chức 12 năm một lần, tại 4 địa điểm linh thiêng của Ấn Độ. Lễ hội này kéo dài gần 2 tháng và được coi là uãng thời gian đặc biệt để gột sạch tội lỗi trên dòng sông. Ảnh: Alamy Stock Photo

Cây cầu ngốn nhiều nhân lực để hoàn thành. Mỗi cầu cần 1.537 chiếc phao và 20 người mới kéo được nó vào đúng vị trí.

Nhiếp ảnh gia Ramakrishna giải thích: "Một khi các phao (thùng) đặt vào một dải nối liền 2 bờ, những tấm dầm bằng gỗ sẽ được đặt lên để tạo thành sàn cầu".

"Sàn cầu sau đó được lấp đầy và che phủ bằng cát, bùn và cỏ khô. Xe tải và xe cứu thương có thể di chuyển dễ dàng qua đây".

Nhưng cây cầu chủ yếu dành cho người đi bộ và mỗi cây cầu chỉ đi 1 chiều.

Những cây cầu huy động số nhân công khổng lồ. Ảnh: Alamy Stock Photo

Mỗi cây cầu phao được nối với bờ sông bằng những tấm ván và cột trụ, nằm trên những thùng kim loại rỗng. Khi nước sông hạ xuống, các thùng này sẽ nằm ở dưới đáy. Ảnh: Alamy Stock Photo

Vào ban đêm, các cây cầu trông vô cùng bắt mắt, rực rỡ. Ảnh: Ramakrishna Dhanasekaran/Solent

Bảo Linh (theo Dailymail)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news