Tin mới

Chu Vĩnh Khang: Từ đỉnh cao quyền lực tới “hùm thiêng sa cơ”

Thứ hai, 08/12/2014, 14:30 (GMT+7)

Ở thời điểm đỉnh cao, Chu Vĩnh Khang kiểm soát lực lượng cảnh sát, cơ quan gián điệp, hệ thống tòa án và các văn phòng công tố của cả Trung Quốc và “ông hoàng của ngành an ninh nội địa” Trung Quốc đã không ngần ngại dùng quyền lực cũng như tài sản khổng lồ của mình để đè bẹp những kẻ bất đồng chính kiến và bất ổn dưới vỏ bọc “giữ gìn sự ổn định của xã hội”.

Ở thời điểm đỉnh cao, Chu Vĩnh Khang kiểm soát lực lượng cảnh sát, cơ quan gián điệp, hệ thống tòa án và các văn phòng công tố của cả Trung Quốc và “ông hoàng của ngành an ninh nội địa” Trung Quốc đã không ngần ngại dùng quyền lực cũng như tài sản khổng lồ của mình để đè bẹp những kẻ bất đồng chính kiến và bất ổn dưới vỏ bọc “giữ gìn sự ổn định của xã hội”.

Trong suốt triều đại của mình trước khi nghỉ hưu năm 2012, khi mà sự bất bình đẳng về thu nhập và tham nhũng ngày càng tồi tệ khiến quần chúng bất mãn, Chu Vĩnh Khang được giám sát ngân sách dành cho an ninh nội địa. Lúc đó, khoản ngân sách này còn vượt xa tiền dành cho quân đội và được cho là lớn nhất thế giới.

Là ủy viên của Ủy ban Thường vụ bộ chính trị - cơ quan đưa ra các quyết định hàng đầu của Trung Quốc – Chu Vĩnh Khang là 1 trong 9 người đàn ông có vai trò quyết định tại quốc gia hơn 1,3 triệu người này.

Mặc dù đã rời xa chính trường, Chu Vĩnh Khang và các thành viên trong gia đình ông vẫn lợi dụng vị trí lãnh đạo của ông để tích lũy khối tài sản khổng lồ. Việc trao đổi tiền và quyền một cách trắng trợn, bất hợp pháp dẫn tới sự sụp đổ gây sốc của Chu Vĩnh Khang vào mùa hè năm ngoái đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

Sau nhiều tháng xuất hiện những tin đồn chính trị căng thẳng, Chu Vĩnh Khang chính thức bị ủy ban kỷ luật của Đảng cộng sản Trung Quốc điều tra chính thức vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Ngày 6/12, hãng Tân Hoa Xã đã đưa tin ông bị bắt sau khi bị khai trừ khỏi Đảng.

Vụ án của Chu Vĩnh Khang đã được gửi đến cho cơ quan công tố cao nhất đất nước, mở đường cho một phiên tòa hình sự biến ông trở thành quan chức cấp cao nhất phải đối mặt với các cáo buộc về tội tham nhũng trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Các nhà điều tra của Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ ra nhà cựu lãnh đạo 71 tuổi này đã nhận những khoản hối lộ khổng lồ, lạm dụng quyền lực để trục lợi  cho gia đình và bạn bè, làm lộ bí mật quốc gia, Tân Hoa Xã đưa tin. Ông cũng bị cáo buộc thông dâm với nhiều phụ nữ, dùng tiền và quyền để đổi lấy tình dục.

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”

Chu Vĩnh Khang có thể sẽ phải đối mặt với án tử hình treo

Nhiều người cho rằng sự sụp đổ của Chu Vĩnh Khang chính là bước ngoặt trong thế giới bí mật của chính trị Trung Quốc do ông Tập Cận Bình dẫn đầu. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” là một chiến dịch chống tham nhũng lớn, bề ngoài nhắm đến “hổ và ruồi” – các quan cao và thấp cấp.

“Điều quan trọng ở đây là Tập Cận Bình đã chứng minh ông ấy đủ mạnh để phá vỡ điều cấm kỵ là không bao giờ buộc tội cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị”, Willy Lam, một nhà phân tích chính trị lâu năm tại ĐH Trung Hoa, Hong Kong cho biết.

Không giống Tập Cận Bình, một người có nền tảng cách mạng, có cha là đồng chí của Mao Trạch Đông, Chu Vĩnh Khang sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền đông Trung Quốc.

Xem thêm Video thảm sát bằng rìu, dao rựa tại Congo :

Cha ông là một nông dân mù chữ nhưng đã vay mượn tiền để ông được tới trường. Thông minh và chăm chỉ, Chu Vĩnh Khang đã không khiến cha thất vọng khi trở thành một trong số ít sinh viên địa phương được nhận vào một trường đại học ưu tú của Bắc Kinh.

Ngôi trường, giờ được gọi là ĐH Dầu khí Bắc Kinh, là một trong những cái nôi khổng lồ của ngành dầu khí Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp ngành thăm dò dầu, Chu Vĩnh Khang được nhận vào làm tại một mỏ dầu ở đông bắc đất nước vào dần thăng quan tiến chức từ cuối những năm 1960 đến giữa những năm 1980.

Được đánh giá là một cán bộ trẻ có thực lực và khiêm tốn, Chu Vĩnh Khang còn được nhớ đến bởi tầm hiểu biết chính trị hơn cả các kiến thức chuyên ngành. Kỹ năng chính trị của ông càng được phát huy khi ông chuyển sang làm tại Bộ Dầu khí ở Bắc Kinh. Bộ này sau đó đã trở thành công ty dầu khí quốc doanh khổng lồ và là một trong các căn cứ quyền lực của Chu Vĩnh Khang.

Nhà lãnh đạo quả quyết


Vượt qua những cuộc chiến giữa các phe phái, Chu Vĩnh Khang trở thành một nhà lãnh đạo quả quyết. Ông tập trung mở rộng việc thăm dò dầu trong nước cũng như các dự án ở nước ngoài và chiến lược ấy vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay. Và chính sự phát triển nhanh chóng trong công việc kinh doanh ở nước ngoài khiến Bắc Kinh tăng cường sự giám sát và là mầm mống của việc tham nhũng.

Năm 2001, sau một thời gian làm Bộ trưởng Tài nguyên đất, Chu Vĩnh Khang đã  được chỉ định làm Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất Trung Quốc. Phương tiện truyền thông Trung Quốc khi ấy đã miêu tả Chu Vĩnh Khang là nhà lãnh đạo có tài hùng biện với tầm nhìn rõ ràng và ghi nhận ông có công thu hút các công ty công nghệ cao trong đó có Intel cũng như hiện đại hóa ngành du lịch và nông nghiệp tại tỉnh tây nam đất nước này.

Chu Vĩnh Khang cũng đã phát triển các mối quan hệ địa phương một cách mạnh mẽ và hình thành mạng lưới quan chức trung thành với ông ta – trong đó có cả những thư ký ông ta mang từ Bắc Kinh tới.

Bước ngoặt lớn của Chu Vĩnh Khang là vào năm 2002, khi ông trở lại Bắc Kinh và tiếp nhận vị trí Bộ trưởng Bộ công an, điều hành lực lượng cảnh sát nước này.

5 năm sau, ông đã leo lên đến đỉnh cao quyền lực khi trở thành 1 trong 9 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị và trở thành vị bộ trưởng nắm trong tay tất cả vấn đề an ninh trong nước của Trung Quốc.

“Triều đại” Chu Vĩnh Khang trùng hợp với quãng thời gian bất ổn xã hội và dân tộc cùng các sự kiện lớn như Olympic Bắc Kinh 2008, kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2009 và Triển lãm thế giới tại Thượng Hải năm 2010.

Đường lối cứng rắn, tàn nhẫn

 

Khi lãnh đạo an ninh và ổn định được ưu tiên trên hết, Chu Vĩnh Khang đã mở rộng đáng kể quyền lực của cảnh sát gây bất lợi cho sự độc lập của pháp luật, củng cố danh tiếng của mình bằng cách thực hiện một đường lối cứng rắn, tàn nhẫn đối với các nhà hoạt động và những người bất đồng quan điểm chính trị.

Cũng trong thời gian này, Chu Vĩnh Khang đã trở thành người bảo trợ cho Bạc Hy Lai, một ngôi sao chính trị đang nổi.

Sự sụp đổ ngoạn mục của Bạc Hy Lai vào năm 2012 đã thu hút sự chú của cả thế giới. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đã trích dẫn vụ án của ông như một ví dụ điển hình về tội tham nhũng cũng như quyết tâm làm trong sạch Đảng của Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Bạc Hy Lai ừ lâu đã xem ông là một nạn nhân chính trị. Các nhà hoạt động chính trị và các quan sát viên đang cho rằng Chu Vĩnh Khang cũng giống như Bạc Hy Lai.

Gia đình, phụ tá của Chu Vĩnh Khang đều bị điều tra

Những người thân cận với Chu Vĩnh Khang đều ngã ngựa cùng ông. Truyền thông Trung Quốc đã công bố việc điều tra và bắt giữ chính thức đối với một số nhân vật. Hàng chục người trong gia đình Chu Vĩnh Khang cũng như các trợ lý cũ của ông đều đã bị bắt. Chịu tác động lớn nhất chính là bộ máy an ninh trong nước, ngành công nghiệp dầu khí quốc gia và tỉnh Tứ Xuyên – 3 nơi Chu Vĩnh Khang từng cai trị.

Hầu hết tin bài trên báo Chí Trung Quốc đều tập trung vào khối tài sản khổng lồ của người con trai lớn cũng như 2 người em trai Chu Vĩnh Khang và gia đình của họ.

Con trai lớn của Chu Vĩnh Khang, 42 tuổi, được cho là sở hữu nhiều bất động sản cao cấp trị giá hàng triệu USD. Một trong những người em trai của ông còn lợi dụng tên của của anh mình để kinh doanh “quản lý khủng hoảng” và thu lợi từ việc giúp một người ra khỏi tù, nhập học vào học viện cảnh sát và bán các ống thép cho các mỏ dầu của nhà nước.

Một số nhà phân tích đã dự đoán Chu Vĩnh Khang và con trai cả của ông sẽ bị tử hình treo.

Bảo Linh (tin tức CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news