Tin mới

Chùm ảnh: Nô lệ tình dục Hàn Quốc mòn mỏi chờ người Nhật xin lỗi

Thứ tư, 12/02/2014, 14:44 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Bên trong ngôi nhà dưỡng lão dành cho những nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đang đợi một lời xin lỗi từ người Nhật.

(Tinmoi.vn) Bên trong ngôi nhà dưỡng lão dành cho những nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đang đợi một lời xin lỗi từ người Nhật.

Cụ bà Kim Gun-ja, 89 tuổi hiện sống trong một nhà dưỡng lão ở phía nam Seoul. Nơi đây dành cho những phụ nữ Hàn Quốc từng bị ép làm nô lệ tình dục cho Nhật Bản thời kỳ Thế chiến thứ hai. Bà cùng những người phụ nữ khác không bao giờ biết đến mùi vị của hôn nhân bởi bị ám ảnh về quá khứ cay đắng.

“Tôi đã có thể có được một cuộc sống bình thường: gặp gỡ một người đàn ông, kết hôn, sinh con đẻ cái. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra, không bao giờ có được”, bà Kim nói trong nghẹn ngào. “Quân đội Nhật Bản đã đánh cắp tuổi trẻ của chúng tôi và giờ thì người Nhật đang chờ chúng tôi chết đi”.

Cụ bà Kim Gun-ja, 89 tuổi, một nô lệ tình dục của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai

Cụ bà Kim Gun-ja, 89 tuổi, một nô lệ tình dục của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai

Có 55 phụ nữ đăng ký xác nhận với chính phủ là cựu nô lệ tình dục trong chiến tranh, tuổi thọ trung bình của họ là 88. Nhưng con số thực tế vào khoảng 230 người. Số lượng những người này đang ngày một giảm đi và họ đang tích cực gây áp lực đến chính phủ Nhật Bản để nhận được lời xin lỗi.

Có 55 phụ nữ đăng ký xác nhận với chính phủ là cựu nô lệ tình dục trong chiến tranh, tuổi thọ trung bình của họ là 88. Nhưng con số thực tế vào khoảng 230 người.

Có 55 phụ nữ đăng ký xác nhận với chính phủ là cựu nô lệ tình dục trong chiến tranh, tuổi thọ trung bình của họ là 88. Nhưng con số thực tế vào khoảng 230 người. 

Chùm ảnh: Nô lệ tình dục Hàn Quốc mòn mỏi chờ người Nhật xin lỗi

Cụ bà Yi Ok-seon, 88 tuổi cũng là một cựu nô lệ tình dục trong chiến tranh thế giới hai

Cụ bà Yi Ok-seon, 88 tuổi cũng là một cựu nô lệ tình dục trong chiến tranh thế giới hai

“Một khi các nạn nhân chết hết, ai sẽ là người tiếp tục đấu tranh cho chúng tôi?”, cụ bà Kim nói. “Tôi muốn người Nhật (hoàng đế) đến đây, quỳ xuống trước mặt chúng tôi để xin lỗi về tất cả những gì mà nước họ đã gây ra cho chúng tôi”, bà Yi Ok-seon, 88 tuổi đau đáu nhìn những vết thương ở chân và tay do lính Nhật gây ra cho mình.

Những người phụ nữ này có thể là cơ hội cuối cùng cho đồng minh quan trọng nhất tại châu Á của Mỹ có thể giải quyết tranh chấp tồn tại những năm gần đây. Nhiều “comfort women” (gái điếm – một thuật ngữ mà người Nhật gọi các nô lệ tình dục trong thế chiến thứ hai) đã chết khiến quan hệ thương mại giữa Tokyo và Seoul trở nên mâu thuẫn gay gắt do lịch sử đẫm máu để lại.

“Khi những phụ nữ này qua đời, việc giải quyết vấn đề sẽ khó khăn hơn hoặc đơn giản hơn. Bây giờ còn có người để xin lỗi chứ sau này sẽ chẳng còn ai để nhận những lời đó nữa”, Robert Dujarric, một chuyên gia Châu Á tại trường ĐH Temple, Tokyo bày tỏ quan điểm.

Tin tức từ một số sử gia nói rằng có đến 200.000 phụ nữ châu Á, chủ yếu là ở Hàn Quốc và Trung Quốc bị ép vào các nhà chứa của Nhật Bản trong chiến tranh. Nhật Bản đã nhiều lần xin lỗi các quốc gia trên. Đặc biệt vào năm 1993, Chánh văn phòng Nội các Yohei Kono đã thừa nhận trách nhiệm của Nhật Bản về các nhà thổ quân sự và công bố nhiều tài liệu, báo cáo cho thấy những phụ nữ đã bị lừa, ép vào đây. Một số thủ tướng Nhật trước đây cũng đã viết thư xin lỗi đến các nạn nhân trên.

Một số sử gia nói ràng có đến 200.000 phụ nữ châu Á, chủ yếu là ở Hàn Quốc và Trung Quốc bị ép vào các nhà chứa của Nhật Bản trong chiến tranh.

Một số sử gia nói ràng có đến 200.000 phụ nữ châu Á, chủ yếu là ở Hàn Quốc và Trung Quốc bị ép vào các nhà chứa của Nhật Bản trong chiến tranh. 

Chùm ảnh: Nô lệ tình dục Hàn Quốc mòn mỏi chờ người Nhật xin lỗi

Một du khách nhìn ngắm chân dung những nô lệ tình dục đã phải phục vụ quân đội Nhật trong thế chiến thứ hai

Một du khách nhìn ngắm chân dung những nô lệ tình dục đã phải phục vụ quân đội Nhật trong thế chiến thứ hai

Nhiều người dân Nhật Bản bày tỏ sự thông cảm với phụ nữ Hàn nhưng một số người chỉ nhìn thấy vấn đề chính trị do các nhà lập pháp và các nhà hoạt động chống Nhật của Hàn Quốc gây ra.

Tại trại dưỡng lão, những người phụ nữ dành thời gian xem truyền hình, tập thể dục, thiền định và nói chuyện với các tình nguyện viên. Nhiều du khách Nhật Bản và các chính trị gia Mỹ thường xuyên lui tới nơi này.

Một số người bị bệnh, một số đang xây dựng kế hoạch để làm chứng công khai tại Nhật Bản và Hoa Kỳ, tham gia vào các cuộc biểu tình. “Cuộc sống của chúng tôi đã bị hủy hoại. Mặc dù tôi còn sống và trở về nhà nhưng tôi cảm thấy đồng bào của mình sẽ chỉ tay coi thường nếu họ biết quá khứ của tôi cho dù tất cả đều là việc ngoài ý muốn. Thậm chí tôi còn không muốn đi ra ngoài”, cụ bà Kim nói.

Bảo Linh (Theo Dailymail)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news