Tin mới

Chứng sợ không có điện thoại ở Việt Nam và trên thế giới

Chủ nhật, 20/09/2015, 10:01 (GMT+7)

Nomophobia – còn gọi là chứng sợ không có điện thoại – tức là cảm giác vô cùng lo lắng khi không thể truy cập vào điện thoại thông minh (smartphone) đang được bàn nhiều trong những năm qua.

Nomophobia – còn gọi là chứng sợ không có điện thoại – tức là cảm giác vô cùng lo lắng khi không thể truy cập vào điện thoại thông minh (Smartphone) đang được bàn nhiều trong những năm qua.

Tại Hongkong. Ảnh: Getty Images

Ở châu Á, nơi khai sinh cho trào lưu chụp ảnh bằng gậy tự sướng hay dùng các biểu tượng cảm xúc, các nhà tâm lý nói rằng, chứng nghiện điện thoại ngày càng tăng và xảy ra ở những người trẻ hơn.

Một khảo sát gần đây trong khoảng 1.000 học sinh, sinh viên ở Hàn Quốc cho thấy có 72% trẻ em từ 11,12 tuổi sử dụng smartphone trung bình 5,4 giờ hàng ngày -  và 25% trẻ em được coi là bị nghiện điện thoại. Nghiên cứu sẽ được công bố vào năm 2016 cho thấy sự căng thẳng có thể là một dấu hiệu quan trọng của chứng nghiện điện thoại.

Các nhà tâm lý nói rằng, chứng nghiện điện thoại ngày càng tăng và xảy ra ở những người trẻ hơn.

Là một vật quan trọng trong nhiều xã hôị nhưng smartphone được đưa vào văn hóa châu Á bằng nhiều cách – ví dụ như việc chụp những bức ảnh chụp các món ăn khi bắt đầu bất kỳ bữa ăn nào - ở Nhật Bản gọi đây là một kiểu văn hóa gọi là văn hóa keitai.

 

Châu Á có 2,5 tỉ người dùng smartphone và có những vụ tai nạn không may liên quan đến điện thoại xảy ra. Như một du khách Đài Loan đã được cứu thoát sau khi cô trượt chân khỏi cầu càng trong khi đang checking Facebook trên điện thoại. Hay một phụ nữ đến từ tỉnh Sichuan, Trung Quốc đã rơi xuống cống trong khi đang mải nhìn điện thoại, và may mắn được lính cứu hỏa cứu.

Đó là một số ví dụ có phần hài hước nhưng ở Singapore, người ta lo lắng rằng những người nghiện điện thoại xảy ra với người càng ngày càng ít tuổi hơn.

Với 6 triệu dân, Singapore là một trong những nước có tỉ lệ dùng smartphone cao nhất. Họ cũng có các chuyên gia về chứng nghiện kỹ thuật số, một phòng khám chăm sóc sức khỏe về mạng và một chiến dịch nghiên cứu chứng nghiện này đã được chính thức công nhận.

Ở Singapore, việc thầy cô giáo giao bài tập về nhà cho học sinh thông qua ứng dụng di đông WhatsApp không phải là chuyện hiếm.

Ở Hàn Quốc, một nữ sinh 19 tuổi có tên Emma Yoon đã được điều trị chứng nomophobia từ tháng 4/2013. “Chiếc điện thoại đã trở thành thế giới của tôi, một phần của tôi. Tim tôi đập mạnh và lòng bàn tay tôi vã mồ hôi nếu tôi nghĩ mình đã mất điện thoại. Bởi thế mà tôi không bao giờ đi đâu nếu không có điện thoại bên mình”, Yoon cho biết.

Cha mẹ của Yoon cho biết, việc sử dụng smartphone đã làm trầm trọng thêm những vấn đề về hành xử của con gái họ. Yoon bắt đầu rời xa các thú tiêu khiển trước kia và các hoạt động ở trường học.

Việt Nam cũng xảy ra chứng nghiện điện thoại

Giới trẻ thường xuyên dùng điện thoại nhất. Ảnh: Tuổi trẻ

Việc dỗ trẻ bằng các đồ công nghệ sẽ giống như phơi quần áo: "Phơi ra lúc sáng đi làm rồi trưa về cất chúng...", tác giả bộ ảnh, Đỗ Xuân Bút, 23 tuổi cho biết về "những đứa trẻ công nghệ". Ảnh: Vnexpress

Theo Tuổi trẻ trích dữ liệu thống kê của TNS cho thấy, tại Việt Nam, cứ trong một nhóm ba người lại có một người sở hữu smartphone (cùng kì năm ngoái).

Con số này đã tăng gấp đôi trong nhóm 16 - 24 tuổi trong vòng một năm từ 2013-2014. Một số người được khảo sát thừa nhận rằng “họ không thể kiên nhẫn nếu thiếu chiếc điện thoại của mình bất kì lúc nào ở bất cứ nơi đâu.”

Các bức ảnh phản ánh việc sử dụng điện thoại, smartphone mọi lúc, mọi nơi không phải là hiếm gặp ở Việt Nam.

 Trà đá vỉa hè cũng không thể thiếu smartphone. Ảnh: Tuổi trẻ.
Cafe việc ai nấy làm. Ảnh: Kênh 14
Dùng điện thoại ngay cả khi nói chuyện, gặp gỡ bạn bè. Ảnh: Kênh 14

Các hành khách chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại ở ga tàu tại Nha Trang. Ảnh: Tuổi trẻ

Bất an khi không có điện thoại

Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi túi mình rung lên hay phát sáng nhưng điều khác biệt ở đây là điện thoại gây lo lắng hay các vấn đề khác.

Nghiên cứu hở Hàn Quốc cho thấy, mọi người sử dụng smartphone để vì mục đích truyền thông xã hội dễ bị nghiện điện thoại hơn.

Thiết bị này được xem là cách duy nhất để mở rộng kết nối của con người. Trẻ em nhạy cảm và những người trẻ có thể cảm thấy lạc lõng và không thể kết nối với người khác mà không có điện thoại. Trong một số xã hội ở châu Á, khi học sinh thường phải làm những bài tập về nhà rất nhiều và tốn thời gian thì điện thoại là cách kết nối duy nhất với bạn bè, giải trí và chia sẻ. Vì vậy, nó có thể mang tầm quan trọng tương ứng.

Những dấu hiệu cho thấy bạn nghiện smartphone, theo các chuyên gia:

Vỉa hè dành riêng cho người vừa đi vừa dùng điện thoại ở Trung Quốc. Ảnh: AP

- Liên tục kiểm tra điện thoại không vì lý do gì.

- Cảm thấy lo lắng hay không thoải mái nếu không có điện thoại.

- Không thích giao tiếp xã hội vì thích dành thời gian dùng điện thoại.

- Thức dậy nửa đêm để kiểm tra điện thoại.

- Không tập trung học tập hay làm việc vì việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài.

- Dễ bị phân tâm bởi email hay các ứng dụng điện thoại.

Một số nước đã bắt đầu ra các luật về việc sử dụng điện thoại.

Ở Hàn Quốc nổ ra các tranh cãi về một ứng dụng của chính phủ để giám sát việc sử dụng điện thoại của giới trẻ.

Các quan chức cũng áp một loạt các biện pháp vào năm 2011 để cấm trẻ em truy cập vào các trò game sau nửa đêm.

Ở Trung Quốc, là một trong những nước coi nghiện điện thoại là một hành vi rối loạn lâm sàng, lập các khóa học kiểu quân đội để chấm dứt chứng nghiện các phương tiện truyền thông.

Ảnh cắt từ đoạn phim hoạt hình ngắn miêu tả chứng nghiện điện thoại thông minh của xã hội hiện đại của nhóm sinh viên Trung Quốc.

Nhà tâm lý Thomas Lee cho rằng những nước khác ở châu Á nên làm theo một cách phù hợp và phân loại chứng nghiện điện thoại như “việc rối loạn tinh thần chính thức” tương tự như mại dâm và cờ bạc.

Ông cho rằng, việc sử dụng smartphone khiến tâm trí con người gần như tương tự với cảm giác dùng ma túy có thể ảnh hưởng đến hành vi cư xử. Tương tự như nghiện ma túy, nghiện smartphone có thể có triệu chứng như sự bồn chồn, lo lắng, và thậm chí tức giận.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản bác rằng, đây hoàn toàn là nói quá và đơn giản đó là một phần của xu hướng của xã hội hiện đại.

Chuyên gia tâm lý học của Clinical có trụ sở tại Singapore Marlene Lee nói, đây không phải là hiện tượng mới: “Đó chỉ là các nghiên cứu sơ bộ nên vẫn còn nhiều điều chưa được giải đáp. Chứng nghiện công nghệ về cơ bản giống như các dạng nghiện khác, chỉ có hình thức là mới.”

Nhà tâm lý Adrian Wang cũng đồng ý và nói rằng, ông miễn cưỡng khi chẩn đoán loại nghiện này để tránh “ảnh hưởng đến sức khỏe do những vấn đề xã hội bởi chúng đơn giản là một phần của những vấn đề xã hội to lớn hơn như gia đình và lòng tự trọng.”

Điện thoại thông minh là thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng cũng dễ khiến người ta quá phụ thuộc vào nó. Có thể một trào lưu mới từ điện thoại như dùng gậy tự sướng, ảnh avatar hoạt hình hay các biểu tượng cảm xúc sẽ lại phát sinh từ châu Á. Các nhà tâm lý học hy vọng rằng, những trào lưu đó sẽ có tác dụng tích cực và sáng tạo, mà không chỉ gây lo lắng.

 

Linh Mai/BBC

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news