Tin mới

Chúng ta phải tính trước những bước Trung Quốc có thể đi

Thứ hai, 19/05/2014, 16:30 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Theo 1 số chuyên gia nhận định, một khi đã xâm phạm\nlãnh hải, rất không loại trừ khả năng TQ gây sức ép, phong tỏa nền kinh tế Việt\nNam bằng cách ngừng mọi hoạt động xuất nhập khẩu để buộc VN phải nhượng bộ về\nchủ quyền lãnh hải.

(Tinmoi.vn) Theo 1 số chuyên gia nhận định, một khi đã xâm phạm lãnh hải, rất không loại trừ khả năng TQ gây sức ép, phong tỏa nền kinh tế Việt Nam bằng cách ngừng mọi hoạt động xuất nhập khẩu để buộc VN phải nhượng bộ về chủ quyền lãnh hải.

 

 

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh xung quanh vấn đề này. Theo ông Doanh, chúng ta cần phải tính trước những bước mà Trung Quốc có thể đi.

tình hình biển Đông mới nhất,Trung Quốc,đánh ngư dân

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

Xin ông có thể cho biết rõ hơn mối tương quan lực lượng giữa nền kinh tế Việt Nam và kinh tế Trung Quốc hiện nay?

Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta thấy nổi bật nhất là về quan hệ thương mại. Chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc được 13 tỉ 320 triệu USD năm 2013, chủ yếu là nông sản và các nguyên liệu thô như than đá... và nhập khẩu36 tỉ 960 triệu USD, chủ yếu là nguyên vật liệu cho các thành phẩm như các linh kiện cho điện thoai đi động, các phụ liệu cho dệt may, da giày hoặc trang thiết bị cho các nhà máy điện mà chúng ta vay vốn từ quỹ xuất khẩu đầu tư của TQ để xây dựng.

Theo quy định, khi vay vốn thì chúng ta phải mua thiết bị của họ, phải sử dụng nhà thầu của họ nên họ đưa cả công nhân sang. Với vụ việc ở Bình Dương và Vũng Áng, có thể thấy phía TQ đã làm to chuyện cho việc này. Chúng ta cần phải tính trước những bước mà Trung Quốc có thể đi.

 Ông có nhận định gì về các hành động gần đây của Trung Quốc? Trong kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, khả năng Trung Quốc gây sức ép lên nền kinh tế của chúng ta cụ thể là như thế nào, thưa ông?

Với cách của Trung Quốc hiện nay là họ đang tiếp tục leo thang, đang tiếp tục gây căng thẳng. Họ điều thêm tàu ở trên biển, chủ động đâm vào tàu của chúng ta; họ đánh ngư dân trọng thương. Những việc làm này chứng tỏ họ sẵn sàng leo thang tiếp nên Việt Nam cần chuẩn bị. Rất có khả năng họ ngừng không xuất khẩu, không nhập khẩu. Nếu họ ngừng, thì 36 tỉ 960 triệu chỉ là 1% xuất khẩu của Trung Quốc  nhưng là 28% nhập khẩu của Việt Nam. Điều này tác động đối với Việt Nam là rất lớn. Do đó, chúng ta cần có phương án để tính đến việc giảm bớt tác động tiêu cực đó đến kinh tế Việt Nam.

Thứ 2 nữa là câu chuyện nhà thầu Formosa (KKT Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là nhà đầu tư Đài Loan nhưng họ thuê nhà thầu Trung Quốc  thực hiện. Nếu chúng ta không có phương án xử lý nhân công hiệu quả  thì dự án đầu tư đó sẽ trì trệ.

Như chúng ta thấy, Trung Quốc xếp vị trí thứ 9 trong các nhà đầu tư ở VN. Họ đầu tư tổng cộng khoảng 7 tỉ USD. Nhưng chúng ta nên xem xét tác động của họ như thế nào.

 

Ngư dân bị tấn công được đưa lên bờ bằng cáng cứu thương. Ảnh: nld 

Tính tự chủ có vai trò quan trong đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền của bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, theo ông, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần điều chỉnh mối quan hệ độc lập, tự chủ và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế như thế nào, thưa ông?

Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng. Nó vượt khỏi chủ quyền về kinh tế. Nếu một quốc gia không bảo vệ được chủ quyền của mình thì một nước khác có thể xâm phạm. Đến lúc đó, chúng ta không thể nào có thể bảo vệ được chủ quyền của toàn vẹn lãnh thổ.  Nhất là đối với 1 đất nước như Việt Nam, từng mấy nghìn năm chiến đấu, hy sinh, bao nhiêu đời đổ máu để bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ thì vấn đề chủ quyền càng hết sức thiêng liêng, là điều  tối thượng nhất thiết phải được bảo vệ.

Để phát huy tính tự chủ,, chúng ta cần phải độc lập về Chính sách, phải mạnh về năng lực cạnh tranh, thu hút được các nhà đầu tư, đồng thời  phải tạo được sự phụ thuộc cân bằng lẫn nhau. Nói đơn giản là "Anh phụ thuộc vào tôi, tôi phụ thuộc vào anh", để đến khi có chuyện“ cơm không  lành, canh không ngọt” thì anh trả miếng tôi, tôi cũng trả miếng anh nhưng  anh không  thể gây hại cho tôi. Khi anh gây hại cho tôi thì tôi cũng gây hại cho anh. Lúc đấy chúng ta sẽ bớt đi thiệt hại. Tôi ví dụ một  nền kinh tế  như nước Mỹ. Họ cũng phụ thuộc nhiều vào thế giới, nhưng họ có nhiều thế mạnh nên họ vẫn bảo toàn được vị trí của mình.

Có thể thấy rõ tính chủ động trong kinh tế là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm “Cơm không lành canh không ngọt” với một quốc gia nhiều tham vọng như TQ? Vậy theo ông, trong hiện tại và tương lai, chúng ta cần làm gì để chuẩn bị cho những tình huống tương tự có thể xảy ra?

Cách của chúng ta là chúng ta có mối quan hệ thương mại với 240 nước. Vì vậy, những sản phẩm chúng ta nhập từ Trung Quốc không phải không thay thế được. Chúng ta hoàn toàn có thay thế được và bây giờ, phải chủ động để thay thế, tích cực thay thế, đừng vương vấn nữa.

Cũng phải nói thẳng thắn rằng, các nhà kinh doanh của Trung Quốc là bậc thầy của đút lót trong kinh doanh. Tôi có biết một nhà nhập khẩu tài nguyên của TQ. Cứ mỗi quý họ lại mời nhà xuất khẩu của Việt Nam sang để “nghiên cứu thị trường”. Đằng sau cái đó là chuyện gì thì tôi khỏi phải nói thêm làm gì. Vì vậy chúng ta cần hết sức tỉnh táo, nhìn rõ tình hình để có hình thức chủ động điều chỉnh nhằm giảm bớt khả năng có thể bị tổn thương.

Trong tình hình căng thẳng trên biển Đông hiện nay, người dân và Doanh nhiệp Việt Nam cần làm điều gì để giúp nền kinh tế Việt Nam vững mạnh hơn, góp phần bảo vệ chủ quyền, thưa ông?

Theo tôi thì tình hình đã rất căng thẳng. TQ thể hiện rõ hàng loạt những động thái  họ sẽ tiếp tục còn leo thang hơn nữa. Họ điều thêm tàu. Họ chủ động đâm vào tàu của chúng ta Họ đánh đập ngư dân của chúng ta. Chúng ta cần đề phòng họ có thể có những động thái tiếp theo. Trong tình hình hiện nay, theo tôi, hãy lấy tấm gương của anh em cảnh sát biển, của các đội kiểm ngư rồi ngư dân trên biển, kiên cường, dũng cảm và rất có hiệu quả.

Mình ít tàu hơn, tàu bé hơn mà vẫn chống cự được. Vậy chúng ta hãy học tinh thần đó. Hãy thể hiện trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách. Tìm những nguồn nhập khẩu khác, tìm thị trường khác để TQ nếu có hành động c ấm vận hoặc giảm nhập khẩu thì chúng ta không bị thiệt hại quá nhiều. Đấy là điều đầu tiên.

Thứ 2, nhân dịp này, trong họa có phúc. Trong khó khăn chúng ta hãy dấy lên tinh thần chủ động, khẩn trương tái cơ cấu nền kinh tế. Chúng ta phải cải cách, giảm bớt việc đầu tư lãng phí, tham ô, những lễ hội rườm ra tốn kém, hình thức. Chúng ta hãy làm những việc thiêt thực để thích ứng với tình hình sắp tới.

Đất nước ta hiện đang phải vừa phát triển  kinh tế, vừa phải chuẩn bị cho những tình huống xấu hơn. Cho nên đòi hỏi mọi ngươi hãy tiết kiệm hiệu quả, hãy hướng về biển Đông chủ quyền đất nước để bảo vệ nền độc lập và nền kinh tế của mình.

Doanh nghiệp nên có sự chủ động về nguyên liệu. Người tiêu dùng nên hưởng ứng phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đó là việc làm hết sức thiết thực hiện nay. Nhất là những tỉnh biên giới, hãy phát động phong trào không buôn lậu,, không chấp nhận các hàng hóa độc hại của TQ. Các hiệp hội, đoàn thể phải phổ biến và các nhà báo cũngphải tích cực lên tiếng để làm cho người dân có ý thức thực hiện điều đó tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Giang Giang (Thực hiện)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news