Tin mới

Chuyện lạ ở cửa hàng Victoria’s Secret: Nhân viên sẽ bị sa thải nếu phát hiện và ngăn chặn khách hàng ăn cắp vặt

Thứ tư, 31/10/2018, 12:35 (GMT+7)

Chuyện lạ ở cửa hàng Victorias Secret: Nhân viên sẽ bị sa thải nếu phát hiện và ngăn chặn khách hàng ăn cắp vặt.

Chuyện lạ ở cửa hàng Victorias Secret: Nhân viên sẽ bị sa thải nếu phát hiện và ngăn chặn khách hàng ăn cắp vặt.

Chỉ cần tìm kiếm cụm từ "Ăn cắp vặt ở Victoria’s Secret", Google sẽ trả kết quả là hàng tá câu chuyện kể lại những sự cố mất đồ tại các cửa hàng của hãng này trên khắp nước Mỹ.

Gọi là "vặt" nhưng sản phẩm nào của Victoria’s Secret cũng đều có giá trị. Tuần trước, cửa hàng tại New Hampshire đã trình báo về vụ mất đồ lót trị giá 6.514 USD (Khoảng 152 triệu đồng). Thậm chí, nhân viên của VS còn nói rằng nạn ăn cắp vặt đã trở nên phổ biến ở một số cửa hàng và họ đã quá quen với điều này.

Chuyện lạ ở cửa hàng Victoria’s Secret: Nhân viên sẽ bị sa thải nếu phát hiện và ngăn chặn khách hàng ăn cắp vặt - Ảnh 1.

Nhiều sản phẩm của victoria's Secret không được gắn chip điện tử nên rất dễ bị ăn cắp.

Một chuyên viên của Victoria’s Secret cho biết cô chứng kiến nạn ăn cắp vặt trong cửa hàng của mình mỗi ngày nhưng lại không thể làm gì để ngăn lại. Đó là vì hãng có Chính sách nghiêm ngặt yêu cầu nhân viên không được tiếp cận, chỉ ra hay buộc tội những người ăn cắp dưới mọi hình thức. Những người làm như vậy sẽ đứng trước nguy cơ mất việc.

Một đại diện của Victoria's Secret đã xác nhận rằng nhân viên bán hàng được yêu cầu không được tiếp cận trực tiếp với kẻ ăn cắp. Thay vào đó, họ sẽ phải quan sát và thông báo cho đội bảo vệ tài sản, một đơn vị an ninh hợp tác với cảnh sát trong bất cứ sự cố nào tại cửa hàng.

Tại những cửa hàng lớn, sẽ có một đội phòng chống nạn ăn cắp vặt mang tên L Brands và họ thường "mai danh ẩn tích" để không ai phát hiện ra. Còn ở cửa hàng nhỏ hơn, những người này có thể ghé qua hai lần một tháng và "trốn" trong một căn phòng phía sau để theo dõi toàn cảnh qua camera.

Ngoài ra, nhiều cửa hàng có bảo vệ ở cửa. Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ lưu ý về thời gian, địa điểm của hành vi trộm cắp, báo cáo cho người quản lý và thông báo cho đội bảo vệ tài sản. Một số nhân viên cho biết quản lý của họ nói rằng nếu không làm vậy, họ sẽ bị đuổi việc. Phía đại diện của Victoria’s Secret từ chối bình luận về thông tin này.

Chuyện lạ ở cửa hàng Victoria’s Secret: Nhân viên sẽ bị sa thải nếu phát hiện và ngăn chặn khách hàng ăn cắp vặt - Ảnh 2.

Không phải cửa hàng nào của Victoria's Secret cũng có bảo vệ ở cửa ra vào.

Trên thực tế, cũng giống nhiều chuỗi cửa hàng khác như Walmart và Macy’s, Victoria’s Secret chỉ đang thực hiện cách tiếp cận phổ biến trong vấn nạn ăn cắp vặt. Họ đưa ra những chính sách như vậy không chỉ để bảo vệ sự an toàn của nhân viên mà còn để ngăn chặn tình huống khách hàng bị hiểu lầm hoặc buộc tội sai.

Một chuyên viên làm việc tại cửa hàng của Victoria’s Secret tại Florida cho biết: "Đã có trường hợp khách hàng bị nghi ngờ là kẻ ăn cắp nhưng lại không phải. Điều này khiến họ nghĩ rằng chúng tôi đang phân biệt chủng tộc".

Tháng 6 vừa qua, một nhân viên của đội bảo vệ tài sản đã bị sa thải sau khi buộc tội nhầm một phụ nữ khiến cô bị còng tay và đưa đến đồn cảnh sát.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc không được phép chỉ ra hành vi ăn cắp có thể tạo ra môi trường làm việc không thoải mái. Kẻ ăn cắp có thể dễ dàng lấy đồ và thậm chí là quay lại "trả hàng" như thể mình là người mua để đòi lại tiền. Điều đó khiến không ít nhân viên cảm thấy mình như một trò đùa.

Theo các chuyên gia, tội phạm có tổ chức đang gia tăng tại các cửa hàng bán lẻ. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ đã thực thi chính sách trên nghiêm ngặt hơn khi những kẻ ăn cắp ngày càng trở nên hung dữ.

Robert Moraca, Phó chủ tịch phòng chống mất mát tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia nói: "Chúng tôi không nhắc đến những kẻ trộm cắp vì nhu cầu cá nhân. Tội phạm bán lẻ đang là một xu hướng mới ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp. Thiệt hại trung bình của các nhà bán lẻ rơi vào khoảng 726.351 USD trong mỗi 1 tỷ USD Doanh thu.

Chuyên viên của Victoria’s Secret nhấn mạnh: "Mối quan tâm hàng đầu chính là sự an toàn của nhân viên. Những kẻ ăn cắp ngày càng bạo lực và sẵn sàng tấn công khi bị phát giác".

Theo số liệu thống kê, vấn nạn trộm cắp đã làm các nhà bán lẻ hao hụt khoảng 1,33% doanh số bán hàng mỗi năm và khiến nền kinh tế bán lẻ của Mỹ thiệt hại 46,8 tỷ USD trong năm ngoái.

Vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn bởi sự phát triển của các nền tảng bán hàng của bên thứ ba như Facebook Marketplace hay eBay. Điều này đã vô tình giúp việc bán các mặt hàng ăn cắp trở nên dễ dàng hơn.

Các nhà bán lẻ và nhà thực thi pháp luật đã hợp tác trong cuộc chiến chống lại loại tội phạm này nhưng rất nhiều nền tảng trực tuyến đã nhắm mắt làm ngơ hay tệ hơn là chống lại nỗ lực đưa tội phạm ra chịu tội bằng cách điều chỉnh trang web của họ cho hoạt động gian lận.

Gia Vũ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news