Tin mới

Cô dâu ôm vàng "mất tích": Phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

Thứ hai, 21/03/2016, 18:28 (GMT+7)

Liên quan đến vụ “Nghi án cô dâu ôm vàng bỏ trốn sau đám cưới”, luật sư cho biết, nếu chị Th. tổ chức đám cưới với anh A. chỉ nhằm mục đích chiếm hưởng các tài sản được tặng, mừng, thì hành vi của chị Th. có dấu hiệu phạm vào tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Liên quan đến vụ “Nghi án cô dâu ôm vàng bỏ trốn sau đám cưới”, luật sư cho biết, nếu chị Th. tổ chức đám cưới với anh A. chỉ nhằm mục đích chiếm hưởng các tài sản được tặng, mừng, thì hành vi của chị Th. có dấu hiệu phạm vào tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Vụ một cô dâu tên N.T.H T. (24 tuổi), trú xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi kết hôn với anh T.P A. (36 tuổi) trú thị xã Điền Bàn, tỉnh Quảng Nam khi làm cưới xong đã ôm tiền mừng và vàng bỏ đi biệt vô âm tính khiến dư luận xôn xao.

Liên quan đến vấn đề pháp lý của vụ việc, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trịnh Anh Dũng, văn phòng luật sư Trịnh, Hà Nội.

Luật sư Dũng dẫn Khoản 1, 5 điều 3 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Cô dâu (ngồi giữa) tại phòng karaoke cùng chồng sau tiệc cưới - Ảnh: Pháp luật TP. HCM

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".

Theo qui định nêu trên, quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ được xác lập sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn theo qui định. Do đó, trong vụ việc "cô dâu ôm vàng mất tích sau tiệc cưới", ngay cả khi anh A. và chị Th. đã tổ chức đám cưới theo phong tục truyền thống, nếu họ chưa đăng ký kết hôn theo qui định thì giữa họ vẫn chưa được coi là vợ chồng, tài sản (tiền mừng, vàng ...) mà họ nhận được chưa được pháp luật công nhận là tài sản chung vợ chồng, quan hệ về tài sản giữa họ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Nếu chị Th. tổ chức đám cưới với anh A. chỉ nhằm mục đích chiếm hưởng các tài sản được tặng, mừng, thì hành vi của chị Th. có dấu hiệu phạm vào tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Nếu chị Th. thật lòng muốn cưới anh A., tuy nhiên, sau khi được tặng tiền, vàng, thì chị Th. mới nảy sinh ý định và chiếm đoạt các tài sản này rồi bỏ trốn, thì tuỳ từng trường hợp, hành vi này của chị Th. có dấu hiệu phạm vào tội trộm cắp tài sản hoặc tội công nhiên chiếm đoạt tài sản"- luật sư Dũng cho biết.

Luật sư Dũng cho biết thêm, tuy nhiên, cần xác minh rõ tài sản nào là tài sản chị Th. được tặng cho riêng, tài sản nào là tài sản chị Th. và anh A. được tặng chung để đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi có dấu hiệu phạm tội của chị Th.

Cô dâu ôm vàng bỏ đi biệt vô âm tính sau tiệc cưới

Trao đổi với báo chí, anh A. cho biết, 3 tháng trước, anh ra Đà Nẵng thì gặp cô Th. đang làm lễ tân của một nhà hàng. Sau đó hai người phát sinh tình cảm, tính chuyện cưới nhau.

Luật sư Trịnh Anh Dũng - Văn phòng luật sư Trịnh

Sau khi xin phép hai bên gia đình, ngày 6/3, hai người làm lễ cưới tại quê cô Th. và đến ngày 14/3, tổ chức cưới lại tại nhà trai.

Khoảng 15h ngày 14/3, sau khi tàn tiệc cưới, anh A. cùng Th. đến nhà một người bạn thân quen để hát karaoke. Khi đang hát thì anh A. có chút việc nên ra ngoài, sau khi quay lại thì Th. không còn ở đó, gọi điện thoại cũng không được…

Theo anh A., vợ anh đi biệt cùng với một số đồ vật như nước hoa, hơn 1 triệu đồng, một số phong bì mừng cưới trong thùng và toàn bộ nữ trang, vòng vàng trên người cùng hơn 7 chỉ vàng.

Anh đã gọi điện thoại báo sự việc cho gia đình vợ nhưng những người này cũng bất ngờ vì không liên lạc được với con gái mình.

Tiểu Phương

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news