Tin mới

Những lưu ý cần biết khi ăn củ mã thầy

Thứ hai, 17/08/2015, 09:48 (GMT+7)

Củ mã thầy mang tới rất nhiều tác dụng cho cơ thể, thường được dùng dưới dạng thức ăn - vị thuốc cho mát để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột…

Củ mã thầy mang tới rất nhiều tác dụng cho cơ thể, thường được dùng dưới dạng thức ăn - vị thuốc cho mát để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột…

Mã thầy (còn được gọi là củ năng) là một loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, bên ngoài mang lớp vỏ màu nâu đen. Tên khoa học là Heleocharis dulcis (Burm.f.). Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như địa lê, thông thiện thảo, thủy vu, ô vu, ô từ…

Củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Đặc biệt còn chứa Puchiin, một chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt. Điều này giải thích tại sao dịch ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli...

Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng có khả năng hỗ trợ trị liệu đối với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, giảm nguy cơ sỏi thận, phục hồi nhanh sức khỏe đường ruột bởi chất xơ và tinh bột củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm.

Đông y cho rằng, củ mã thầy có vị ngọt, tính hàn, có công năng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực, được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn…

 

Công dụng của củ mã thầy:

Giải độc, mát gan

Theo tin tức trên báo Sức khỏe và Đời sống, củ mã thầy thường sử dụng dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

Giải rượu

Với những người uống rượu nhiều, sau đó cảm giác nóng bụng, khó chịu có thể sử dụng lợi thế tiêu khát của củ mã thầy bằng cách dùng nước ép củ năng, cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người.

Chữa ho gà: Mật ong 50g, màng trong mề gà (sao vàng tán bột) 10g, tỏi 10g (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước), cho vào một lượng nước đun sôi, chia 2 lần uống, mỗi lần 2 thìa cà phê.

Chữa chứng mụn nước

Lấy 6 củ mã thầy rửa sạch, giã nát, trộn đều với lòng trắng của 1 quả trứng gà, rồi bôi lên mụn.

Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó, khát nước, táo bón

Củ mã thầy 20g, rễ lau tươi (lô căn) 30g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần...

Đau bụng khó tiêu

Lấy củ năng bỏ vỏ nhồi vào dạ dày lợn khâu kín lại, đun chín kỹ, ăn cái, uống nước rất tốt.

Lưu ý cần biết khi sử dụng củ mã thầy:

- Vì có tính lạnh nên mã thầy không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu... 

- Không nên ăn sống vì dễ mắc bệnh sán lá nếu như không may ăn phải củ còn dính những ấu trùng sán lá kí sinh tại đây, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn...

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news