Tin mới

Cuộc bỏ phiếu của Anh là kết quả của một chiến dịch chặt chẽ và cay đắng

Thứ năm, 23/06/2016, 14:23 (GMT+7)

Người anh sẽ quyết định tương lai của họ với châu Âu trong cuộc bỏ phiếu hôm nay. Cuộc bỏ phiếu là kết quả của một chiến dịch đầy cay đắng đã chia rẽ nội bộ nước anh ra làm hai.

Người anh sẽ quyết định tương lai của họ với châu Âu trong cuộc bỏ phiếu hôm nay. Cuộc bỏ phiếu là kết quả của một chiến dịch đầy cay đắng đã chia rẽ nội bộ nước anh ra làm hai.

Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọi một cuộc trưng cầu ý dân mà ông tỏ ra không hề mong muốn, ông bị các thành viên trong đảng Bảo Thủ của mình gây áp lực, cũng như lực lượng những người chống châu Âu ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn. Hi vọng rằng, trong một thập kỉ tới, mọi tranh luận chính trị về vị trí và quan hệ giữa London và Brussels sẽ chấm dứt.

Thủ tướng Anh Cameron kêu gọi Anh ở lại EU. Ảnh: Reuters

Hầu hết các quan điểm đều cho rằng dù kết quả là "Ra đi" hay "Ở lại" thì chắc chắn điều này cũng sẽ tác động lớn đến khối kinh tế chung EU.

Những người ủng hộ "Ra đi" cho rằng Anh sẽ được hưởng lợi lớn từ quá trình Brexit. Còn ông Cameron lại cho rằng điều đó sẽ tạo ra một sự hỗn loạn về tài chính.

Các nhà thương mại, các công ty đầu tư và cả giới kinh doanh đang chuẩn bị cho những động thái của thị trường bất chấp những kết quả mà cuộc bỏ phiếu có thể phản ánh. Một thái độ thận trọng tương tự cũng diễn ra ở giới đầu tư Mỹ và những nước còn lại của châu Âu.

Kết quả sẽ phụ thuộc vào những lực lượng cử tri đi bầu, giới trẻ thì quyến luyến với những sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu hơn so với những tầng lớp trung niên mong muốn rời khỏi châu Âu nhưng lại không có khả năng đi bỏ phiếu.

"Hãy đi ra ngoài và bỏ phiếu cho một nước Anh lớn hơn và tốt hơn bên trong liên minh châu Âu". Ông Cameron kêu gọi trong một chiến dịch kêu gọi "Ở lại" vào ngày thứ 4.

Đối thủ chính của ông Cameron, cựu thị trưởng London Boris Johnson, người ủng hộ "Rời đi" đã kêu gọi các cử tri rằng "đây là cơ hội cuối cùng để rời đi".

Đồng bảng Anh đã tăng giá cao nhất so với Đô la Mỹ trong thứ 4 vừa rồi sau một cuộc thăm dò chỉ ra rằng có đến 80% nước Anh sẽ tiếp tục ở lại EU sau cuộc bỏ phiếu.

Có 382 điểm bỏ phiếu trên toàn nước anh, sẽ mở của từ 6h đến 21h ngày 23/6 ( theo giờ Anh). Kết quả sẽ được công bố sau đó một ngày.

Hôm qua, các nhà vận động tranh cử đang cố gắng kêu gọi sự ủng hộ của 10% cử tri (trong số 46.5 triệu cử tri) vẫn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho bên nào trong cuộc bầu chọn tới.

Những người chọn "Ở lại" đã tấn công các đối thủ bằng những lời kêu gọi rằng Brexit sẽ làm tổn thương nền kinh tế, an ninh và tình trạng chung của đất nước. Những người chon "Ra đi" thì lại đưa ra mối đe dọa tiềm tàng của cuộc khủng hoảng nhập cư và ra đi là cách để họ mang sức mạnh "từ Brussels về London".

"Nếu chúng ta không bỏ phiếu để "Ra đi", chúng ta sẽ tiếp tục bị cột vào sau một chiếc xe mà hướng đi kì dị của nó chắc chắn không phải là nơi ta muốn đến và gã lái xe có lẽ cũng không biết tiếng Anh". Johnson, ứng cử viên hàng đầu thay thế ông Cameron cho vị trí thủ tướng nói.

Lãnh đạo nước ngoài kêu gọi Anh ở lại

Nữ nghị sĩ Jo Cox đã bị ám sát tuần trước ngay khi bà chuẩn bị có một bài phát biểu kêu gọi những người ủng hộ bà ở miền bắc nước Anh rằng bây giờ nên tạm dừng các chiến dịch này và cùng thảo luận xem mục đích chúng ta hướng tới bây giờ là gì. Chồng bà Jo Cox bà rất quan tâm đến việc thúc đẩy những sự thảo luận trong chính trị.

Các cuộc thăm dò đã chỉ ra rằng có sự chia rẽ sâu sắc giữa những cử tri trẻ tuổi và những cử tri lớn tuổi. Giữa những người ủng hộ châu Âu ở London, Scotland hay những người có tư tưởng hoài nghi châu Âu ở miền trung nước Anh.

Các nước lớn đều muốn Anh ở lại. Ảnh: Reuters

Dù kết quả bầu cử ra sao, đã có một lực lượng đáng kể nhập cư vào nước Anh và lực lượng ấy còn tăng trong những năm gần đây. Cuộc bầu cử lần này lại dùng "cuộc khủng hoảng nhập cư" làm lí do chính, điều này sẽ làm sâu sắc hơn sự chia rẽ trong xã hội Anh vốn đã trầm trọng do khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Nếu Anh chọn đi, lãnh đạo Scotland, ông Nicola Sturgeon sẽ có thể đề nghị Scotland tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi Vương quốc Anh.

Ngay cả khi cuộc bỏ phiếu có kết quả thắng lợi về phe "Ở lại" thì thủ tướng Cameron sẽ rất vất vả trong việc hàn gắn và đoàn kết lại đảng của mình và giữ lấy chức thủ tướng của mình. Thủ tướng Anh vốn đã bị kêu gọi từ chức khi có tên trong danh sách của hồ sơ Panama.

Các nhà lãnh đạo thế giới như tổng thống Mỹ Obama, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã kêu gọi Anh nên ở lại với Liên minh châu Âu. Đó cũng là thông điệp mà các tổ chức tài chính toàn cầu cùng các ngân hàng trung ương muốn gửi đến Anh.

Ngân hàng quốc tế đã cảnh báo rằng giá trị của đồng bảng Anh có thể giảm đáng kể nếu Anh rời khỏi EU và giới kinh doanh dự đoán thị trường sẽ có nhiều biến động hơn bất cứ lúc nào kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09.

Nhưng những người đang kêu gọi nên "Ra đi" thì lại cho rằng nếu đồng bảng Anh giảm giá, đó sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho nghành xuất khẩu của Anh, đó cũng là nhận định của một số chuyên gia tài chính được các doanh nghiệp vừa và nhỏ hết sức hoan nghênh. Đây cũng là một trong những cơ sở chính để các nhà vận động cho chiến dịch Brexit.

EU đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng người di cư và bây giờ đây Brexit sẽ thúc đẩy hơn nữa sự đối đầu giữa EU nói chung và các thành viên của mình nói riêng.

"Ở lại với chúng tôi", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói ở Lisbon hôm thứ hai, ông kêu gọi các cử tri Anh.

"Nếu không có các bạn, không chỉ châu Âu, mà cả cộng đồng phương Tây sẽ trở nên yếu hơn. Cùng nhau, chúng ta sẽ có khả năng đối phó với những thách thức ngày càng khó khăn trong tương lai."

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news