Tin mới

Để phá kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên, Mỹ phải "vừa đấm vừa xoa"

Thứ ba, 12/01/2016, 16:59 (GMT+7)

Chính sách hiện nay của Washington đối với Bình Nhưỡng rõ ràng là không hiệu quả. Học giả Michael O'Hanlon, tác giả cuốn "The Future of Land Warfare" đã "hiến kế" để phá được kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Chính sách hiện nay của Washington đối với Bình Nhưỡng rõ ràng là không hiệu quả. Học giả Michael O'Hanlon, tác giả cuốn "The Future of Land Warfare" đã "hiến kế" để phá được kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Mỹ và các đối tác khu vực của mình đang đi đúng khi thẳng thừng chống lại khả năng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng như tất cả các cuộc thử nghiệm và các hoạt động khác có liên quan. Nền tảng trong Chính sách chung này không nên thay đổi bằng không sẽ đưa toàn bộ khung Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân gặp nguy cơ và tán thành khả năng Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.

Nhưng chúng ta cần nhìn nhận thực tế: Triều Tiên tiếp tục thử vũ khí hạt nhân - không có nước nào khác làm vậy trong thế kỷ này. Thậm chí tệ hơn, họ sẽ còn tiếp tục sản xuất thêm nhiều vật liệu phan hạch và do đó, có thể làm thêm nhiều quả bom nữa.

Triều Tiên rõ ràng vẫn không nao núng trước những lệnh trừng phạt của phương Tây và không sợ bị Trung Quốc trả đũa. Và kết luận tạm thời của thế giới - đó là thử nghiệm gần đây không phải một quả bom nhiệt hạch - chỉ khiến Triều Tiên thử lại lần nữa.

Các nước có thể tiếp tục chính sách hiện nay, tuy nhiên nó đã thất bại, hoặc thử một cách khác.

Vũ khí hạt nhân Triều Tiên đang làm đau đầu cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Ảnh: Flickr/Public Domain

Hầu hết các nhà quan sát đều kêu gọi Trung Quốc thắt chặt viện trợ kinh tế và thương mại với Triều Tiên. Đây là thông điệp ngoại giao đúng đắn truyền tới Bắc Kinh. Có khả năng, cách này cũng thất bại như những nỗ lực trước đó. Với tất cả mối quan ngại của Bắc Kinh về người hàng xóm được vũ trang hạt nhân ở đông bắc Á, họ không chỉ là đồng minh duy nhất của Triều Tiên và ngược lại. Họ cũng sợ tính hiếu chiến của ông Kim Jong-un và dường như không muốn khiêu khích ông ấy. Vì vậy, chúng ta nên nỗ lực thuyết phục Bắc Kinh thắt chặt các lệnh trừng phạt hiện trong các lĩnh vực như ngân hàng, hydrocarbon. Nhưng hy vọng về điều này khá mong manh.

Chúng ta cần một chính sách mà thực dụng hơn ở cả 2 mặt: mục tiêu trước mắt là thay đổi hành vi của Triều Tiên, tiếp đó là có thể hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc để o ép Triều Tiên nếu họ có những hành động không thể chấp nhận được trong tương lai.

Làm sao để làm được điều này? Chúng ta không thể thưởng cho Triều Tiên vì những hành động lạ lùng của họ hay là lặp đi lặp lại việc diễn giải cho các quan chức Mỹ - những người đã lập luận rằng Triều Tiên vi phạm thỏa htuanaj phi hạt nhân hóa trước đó, rồi quay trở lại bàn đàm phán - chỉ để yêu cầu bồi thường bổ sung. Nhưng chúng ta có thể đưa ra những ưu đãi cho Triều Tiên để họ thực hiện theo cam kết cùng với sự kiềm chế trên mặt trận hạt nhân. Đây có thể coi như một phần của  một thỏa thuận trọn gói.

Mục tiêu tạm thời của chúng ta là ngăn Bình Nhưỡng không tiến hành bất cứ vụ thử hạt nhân nào nữa và thuyết phục họ tháo dỡ các cơ sở hạt nhaancuar mình - lò phản ứng sản xuất plutonium và các máy ly tâm sản xuất uranium được làm giàu.

Mục tiêu dài hạn của chúng ta là phải tiến hành phi hạt nhân hóa hoàn chỉnh, trong đó tháo dỡ 10 hoặc nhiều hơn những quả bom mà Triều Tiên có thể đang sở hữu.

Sự khuyến khích mà chúng ta có thể đưa ra cho Triều Tiên trong ngắn hạn sẽ nới lỏng dần nhiều biện pháp trừng phạt dành cho nước này.

Bảo Linh (theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news