Tin mới

Đêm tân hôn trong căn phòng 10m2 của cô dâu phố cổ

Thứ bảy, 26/07/2014, 08:48 (GMT+7)

Không ít người dân ở phố cổ than rằng, cuộc sống của họ quá khổ cực, vì nhà chật, lối ngõ nhỏ lại sâu, cầu thang thì ọp ẹp, tường nhà tróc lở.

Không ít người dân ở phố cổ than rằng, cuộc sống của họ quá khổ cực, vì nhà chật, lối ngõ nhỏ lại sâu, cầu thang thì ọp ẹp, tường nhà tróc lở.

 

10m2, 3 manh chiếu và 3 cặp vợ chồng

Tuy không phải người Hà Nội gốc, nhưng trước khi lấy chồng, chị Diệp (phường  Hàng Đào - Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã sống và làm việc ở Hà Nội được gần 5 năm. Vì thế, ít nhiều, chị cũng đã nghe kể về cuộc sống của những người dân phố cổ. Tuy nhiên, khi quyết định lấy chồng phố cổ, chị mới biết, cuộc sống ở đây khổ cực và nhất là chuyện vợ chồng thì trái ngang hơn chị nghĩ rất nhiều.

Chị Diệp kể: “Trước khi mình về làm dâu. Căn nhà vỏn vọn 10 m2 là nơi sinh sống của 6 người nhà chồng, bao gồm chồng, bố mẹ chồng, gia đình anh chồng với 1 đứa con lên 5. Khi đó, căn phòng được kê 2 tấm phản dài có ri-đô che, 1 tấm là chỗ ngủ của gia đình anh chồng, 1 là của bố mẹ chồng. Còn bên dưới trải chiếu là chỗ ngủ của chồng mình.

Khi cưới mình về, chiếc phản và ri-đô được rời đi để tạo độ thông thoáng cho căn phòng. Thay vào đó là 3 manh chiếu cho 3 cặp vợ chồng và không hề có ri-đô ngăn cách".

Vì thế, đối với chuyện chăn gối vợ chồng, ai tiết kiệm được chút tiền thì ra nhà nghỉ, hoặc không thì tranh thủ lúc mọi người đi vắng để “hành sự”.

"Chính vì không có không gian riêng nên cặp vợ chồng nào cũng có tâm lý tranh thủ, vì thế mới có chuyện xảy ra khiến mình ngượng với bố mẹ suốt một thời gian dài” – chị Diệp kể. Chị Diệp cho biết, hôm đó, chị đi làm, nhưng công ty mất điện nên toàn bộ nhân viên được nghỉ một buổi chiều.

“Mình trở về nhà bất ngờ thì bắt gặp bố mẹ chồng đang “vui vẻ” trong tình trạng mát mẻ hết sức có thể. Thấy con dâu, 2 ông bà kéo vội cái chăn để trùm lên người, còn mình thì mặt đỏ tía tai, ôm túi bỏ chạy. Từ đó, cứ giáp mặt với bố mẹ chồng là mình lại ngượng. Và phải mất đến nửa năm, mình mới sống và nói chuyện bình thường được với bố mẹ.Đối với các cặp vợ chồng mới cưới, có được một tấm vách ngăn, và 1 tấm ri-đô che chắn cho chiếc giường trở nên kín đáo là niềm mơ ước của không ít người ở phố cổ.

Đối với các cặp vợ chồng mới cưới, có được một tấm vách ngăn, và 1 tấm ri-đô che chắn cho chiếc giường trở nên kín đáo là niềm mơ ước của không ít người ở phố cổ.

Tuy nhiên, vụ bắt gặp cảnh nóng của bố mẹ chồng vừa trôi vào quên lãng thì mình lại dính vào vụ ôm nhầm ông anh chồng. Chuyện này kể ra cứ tưởng chuyện đùa nhưng đúng là như thế. Vì bình thường cả nhà vẫn ngủ chung dưới nền nhà. "Anh chồng và chồng mình nằm cạnh nhau, mình nằm cạnh chồng, nhưng hôm đó, chồng mình dậy sớm đi lấy hàng từ lúc nào mình cũng không biết, gần sáng, mình quay sang ôm chồng ngủ ngon lành. Khi giật mình tỉnh dậy mới hốt hoảng phát hiện ra mình đang ôm anh chồng. May mà khi đó, cả nhà đang ngủ ngon nên không ai biết”, chị Diệp tiết lộ.

Cưới xong, nhà ai người nấy ngủ

Cùng là dân phố cổ, hiểu được cảnh sống chật chội khổ sở của nhau. Nhưng vì tình yêu nên chị Thúy và anh Hải vẫn quyết định kết hôn.
Tuy nhiên, vì diện tích nhà anh Hải chỉ vẻn vẹn 8 m2, thêm chị Thúy về sống là 7 người nên rất chật chội. Bếp nấu ăn của gia đình phải đặt sâu trong hốc tường khoét trộm với độ cao chỉ vừa vặn một nồi nấu.

Chị Thúy kể, khi nấu ăn, chị chỉ cho đũa vào đảo chứ không nhìn thấy thức ăn trong nồi, vì thế, chị cứ xào nấu thức ăn theo thói quen rồi đoán mò xem thức ăn đã chín hay chưa để bê ra.

Còn chỗ ngủ thì khỏi phải nói, từ khi có chị Thúy về sống chung, căn phòng càng trở nên ngột ngạt. Đến mức, không đủ oxy để thở cho cả gia đình. Vì thế, đêm nào bố mẹ chồng chị cũng phải lang thang ra ngoài đường để hít thở chút không khí.

Đã vậy, trên vách ngăn giữa nhà chị và nhà ông bác ruột, những đứa trẻ lại đục một lỗ to bằng 2 ngón tay. Lỗ hổng này lại chiếu thẳng vào chỗ chị và chồng nằm ngủ nên khi bị những đứa trẻ kể vanh vách về chuyện chăn gối vụng trộm của 2 vợ chồng, chị ngượng đến tím cả mặt.

Vì thế, sau khi bàn đi tính lại, vợ chồng chị đi đến quyết định, tối đến chị Thúy sẽ về nhà của bố mẹ mình cách đó vài con phố để ngủ rồi sáng ra đi làm. Bữa ăn thì về nấu nướng và ăn cơm với gia đình chồng.

Câu chuyện tưởng như đùa này được vợ chồng chị Thúy duy trì đến 2 năm. Sau đó, khi đã có chút kinh tế, chị Thúy và chồng mới tự thuê nhà ra nơi khác để sống. Đến khi bố chồng mất đi, anh chị chồng mua được nhà mới, anh chị lại chuyển về ngôi nhà 8m2 của mẹ chồng để sống và sinh con nhưng cũng chỉ dám sinh 1 đứa.

Chị bảo, vì nhà chật, không có chỗ ở nên chị chẳng dám sinh, cứ kế hoạch mãi. Đến lúc mọi người giục giã quá nhiều, và công việc của vợ chồng đã có thu nhập ổn định, chị mới dám sinh. Tuy nhiên, cũng chỉ dám sinh 1 đứa. Bây giờ cháu đã 8 tuổi.

“Cách đây vài năm, mình cũng có bầu cháu thứ 2, nhưng, nghĩ đến nơi ăn chốn ở chật chội, mình lại phải bỏ cái thai đi” – chị Thúy ngậm ngùi kể.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news