Tin mới

Dẹp thi sắc đẹp “rác” để không còn cảnh “chân dài bán dâm nghìn đô”

Thứ tư, 05/11/2014, 10:33 (GMT+7)

Khi mà các cuộc thi nhan sắc được tổ chức kém chuyên nghiệp, bị thương mại hóa, khi mà các danh hiệu sắc đẹp đang trở nên rẻ rúng, khi nhiều gương mặt đăng quang liên tiếp dính bê bối, không giữ gìn đạo đức, hình ảnh danh hiệu thì việc mỗi năm tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp còn có ý nghĩa gì?

Khi mà các cuộc thi nhan sắc được tổ chức kém chuyên nghiệp, bị thương mại hóa, khi mà các danh hiệu sắc đẹp đang trở nên rẻ rúng, khi nhiều gương mặt đăng quang liên tiếp dính bê bối, không giữ gìn đạo đức, hình ảnh danh hiệu thì việc mỗi năm tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp còn có ý nghĩa gì?

 

Vừa mới đây, lực lượng công an đã triệt phá đường dây gái gọi cao cấp, “sex tour” có giá từ 300 – 1.500 USD do Nguyễn Văn Hoàng (Hoàng “mẫu”, SN 1981, ở quận Đống Đa, TP. Hà Nội) cầm đầu. Đáng chú ý, H.H.Y - một trong hai gái mại dâm bị bắt quả tang đang bán dâm trong vụ việc trên – từng tham gia và đoạt giải phụ một cuộc thi sắc đẹp có tên “Người đẹp tỏa sáng 2013”.

Trước đó, nhiều đường dây hoa khôi, người mẫu bán dâm với giá lên đến hàng nghìn USD cho đại gia đã bị cơ quan chức năng triệt phá. Vụ việc hoa hậu Mỹ Xuân và người mẫu Thiên Kim vừa môi giới mại dâm vừa trực tiếp bán dâm cho khách từng khiến dư luận rúng động.

Cùng với những bê bối về “chân dài bán dâm” là nhiều vụ lùm xùm khác liên quan đến các cuộc thi sắc đẹp ở Việt Nam trong thời gian qua.

Vừa qua, một thí sinh của cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp 2014 vứt danh hiệu vào xe rác vì bức xúc với Ban tổ chức. Rồi các vụ người đẹp xin trả vương miện vì họ cho rằng bị Ban tổ chức “hành xác” như trường hợp Triệu Thị Hà hay Người đẹp Du lịch Phạm Thanh Tâm …

Những sự việc trên khiến nhiều người ngao ngán và lo ngại về chất lượng của các cuộc thi nhan sắc đang diễn ra nhan nhản ở nước ta.

hoa hậu việt nam, người đẹp việt nam, cuộc thi sắc đẹp, chân dài bán dâm nghìn đô, hoa hậu bán dâm, hoàng hải yến bán dâm, hoa hậu mỹ xuân, người đẹp thiên kim bán dâm

Quá nhiều cuộc thi sắc đẹp được tổ chức mỗi năm ở Việt Nam, trong đó có nhiều cuộc thi kém chất lượng, dính nhiều bê bối.

 

Hiện nay, theo quy định của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, mỗi năm chỉ cho phép tổ chức tối đa hai cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia. Tuy nhiên, ngoài hai cuộc thi này thì trên thực tế, mỗi năm nước ta còn có hàng loạt các cuộc thi sắc đẹp cấp vùng miền, ngành, đoàn thể trung ương khác, đó là chưa kể đến những cuộc thi nhan sắc cấp tỉnh, cấp quận, các cuộc thi hoa khôi sinh viên.

 

Có thể nói, chưa bao giờ các cuộc thi nhan sắc lại nhiều như hiện tại. Nhưng chất lượng, uy tín của nhiều cuộc thi lại có xu hướng đi xuống, tỉ lệ nghịch với số lượng “như nấm sau mưa”. Không phải cuộc thi nào cũng được tổ chức một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. Nhiều cuộc thi vi phạm pháp luật trong khâu tổ chức, bị thương mại hóa, bị chính thí sinh tố là mua bán giải, không minh bạch, ưu tiên “gà nhà”… như một vài ví dụ đã nêu ở trên.

Chính vì có quá nhiều cuộc thi sắc đẹp “rác”, kém chất lượng nên giá trị của danh hiệu, vương miện hoa hậu đã trở nên mất giá trị, đến mức người đẹp vừa đạt được nó nhưng cũng sẵn sàng từ bỏ, trả lại, thậm chí coi nó như một thứ rác vứt đi.

Bên cạnh đó, nhiều người đẹp thắng giải gây tranh cãi trong dư luận vì sự kém thuyết phục cả về nhan sắc lẫn trí tuệ. Có lẽ chính vì thế mà khi tham gia các đấu trường nhan sắc quốc tế, hầu hết các nhan sắc đại diện nước ta đều ra về trắng tay bởi “kém về hình thức, trình độ ngoại ngữ, khả năng ứng xử” – như lời một người có thâm niên lâu năm trong việc tổ chức thi hoa hậu ở Việt Nam đã phải thừa nhận.

hoa hậu việt nam, người đẹp việt nam, cuộc thi sắc đẹp, chân dài bán dâm nghìn đô, hoa hậu bán dâm, hoàng hải yến bán dâm, hoa hậu mỹ xuân, người đẹp thiên kim bán dâm

Một người đẹp thẳng tay vứt bỏ danh hiệu vừa giành được tại một cuộc thi sắc đẹp vào thùng rác.

 

Như vậy, khi mà các cuộc thi nhan sắc được tổ chức kém chuyên nghiệp, bị thương mại hóa, khi mà các danh hiệu sắc đẹp đang trở nên rẻ rúng, khi nhiều gương mặt đăng quang liên tiếp dính bê bối, không giữ gìn đạo đức, hình ảnh danh hiệu thì việc mỗi năm tổ chức nhiều cuộc thi còn có ý nghĩa gì?

 

Các nhà quản lý, cấp phép nên mạnh tay rà soát lại chất lượng các thi nhan sắc ở nước ta, đồng thời siết chặt hơn nữa các quy định để các cuộc thi được tổ chức nghiêm túc hơn, chất lượng hơn. Có như vậy, các gương mặt đăng quang đại diện cho sắc đẹp người phụ nữ Việt Nam mới thực sự xứng đáng, thực sự “tài – sắc – đức” vẹn toàn, và không còn cảnh những chân dài, người đẹp bán dâm nghìn đô.

Ngày 4/8 vừa qua, Cục Nghệ thuật biểu diễn của Bộ VH-TT &DL đã gửi văn bản hỏa tốc đến các sở VH-TT&DL 63 tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh một số hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Một trong những nội dung quan trọng trong văn bản này là vấn đề hạn chế tối đa các cuộc thi nhan sắc.

Theo đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị các sở tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố hạn chế tối đa việc cho phép tổ chức các cuộc thi người đẹp. Lý do là trong thời gian gần đây, một số đơn vị tổ chức cuộc thi không thực hiện đúng quy định của pháp luật cũng như bị dư luận, báo chí lên tiếng về tình trạng thương mại hóa, thí sinh đoạt giải không giữ gìn đạo đức, hình ảnh danh hiệu...

Theo Hoàng Cường/Người Đưa Tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news