Tin mới

Điểm danh những "ông lớn" dinh bê bối an toàn thực phẩm

Thứ hai, 01/09/2014, 15:17 (GMT+7)

KFC, McDonald’s, Starbucks, Lotteria…được đánh giá là thực phẩm "sạch". Những những bê bối trong thời gian gần đây khiến nhiều người tiêu dùng đánh giá rằng, độ "sạch" của các "ông trùm" thực phẩm này cũng không hơn những gánh hàng rong.

KFC, McDonald’s, Starbucks, Lotteria…được đánh giá là thực phẩm "sạch". Những những bê bối trong thời gian gần đây khiến nhiều người tiêu dùng đánh giá rằng, độ "sạch" của các "ông trùm" thực phẩm này cũng không hơn những gánh hàng rong.

McDonald’s

Sau khi Công ty thức ăn nhanh McDonald Hong Kong thừa nhận đã nhập khẩu các sản phẩm thịt gà và thịt lợn từ một nhà máy chế biến thực phẩm đang dính bê bối thịt bẩn ở Trung Quốc đại lục, nhà chức trách Hong Kong đã tiến hành một cuộc điều tra chính thức đối với McDonald.

Trọng tâm của cuộc điều tra được tập trung vào việc làm rõ xem liệu McDonald Hong Kong có biết rõ về việc đã bán những thực phẩm ôi thiu cho người dân Hong Kong trong khoảng thời gian 4 ngày vừa qua của tuần này hay không.
Ngày 25/7/2014, Trung tâm An toàn Thực phẩm Hong Kong cho hay đã thu thập được các mẫu thực phẩm trong 48 chuyến kiểm tra tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khác nhau, bao gồm McDonald, Pizza Hut, Yoshinoya và Burger King. Toàn bộ những mẫu này đều đã vượt qua được các cuộc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, Trung tâm An toàn Vệ sinh Thực phẩm đã niêm phong 59 tấn sản phẩm mà McDonald Hong Kong nhập khẩu từ Công ty Thực phẩm Husi, doanh nghiệp đang dính bê bối thịt bẩn ở Trung Quốc đại lục.

Các quan chức thông báo trong năm qua, các chi nhánh của McDonald Hong Kong đã nhập 380 tấn thịt gà và thịt lợn từ nhà máy nói trên. Mặc dù vậy, chưa rõ số thịt này đã được bán ra khi nào.

McDonald Hong Kong mới đây thừa nhận họ đã nhập khẩu thịt sống từ một nhà máy chế biến của Công ty Thực phẩm Husi ở Thượng Hải, nơi vừa bị phát hiện đã tái xử lý và đóng gói lại thịt ôi thiu với thời hạn sử dụng mới.

Sau khi phủ nhận mọi vấn đề về an toàn thực phẩm vào hôm 21/7 vừa qua, đến tối 24/7, McDonald Hong Kong đã buộc phải công khai thừa nhận đã nhập khẩu thịt gà và thịt lợn từ nhà máy của Husi ở Thượng Hải. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này hiện đã ngừng bán những món được nhiều người ưa thích như thịt gà viên và bánh nhân thịt McSpicy.

Giới chức phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm lo ngại rằng sự thừa nhận này chỉ được đưa ra sau khi chính quyền Hong Kong ra tay bằng việc buộc McDonald Hong Kong phải ngừng sử dụng toàn bộ những sản phẩm nhập từ Công ty Husi. Nhà chức trách Hong Kong hiện đang điều tra xem liệu McDonald có vi phạm các quy định sức khỏe cộng đồng và dịch vụ của thành phố hay không.

Dư luận Hong Kong đang đồng loạt chỉ trích McDonald đã không trung thực trong việc công bố những thông tin mâu thuẫn nhau, gây mất niềm tin của khách hàng. Đảng Dân chủ Hong Kong thậm chí còn lên án gay gắt hơn khi cho rằng McDonald Hong Kong đã vi phạm các quy định thương mại và cố tình che giấu thông tin để lừa dối người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, đảng này cũng yêu cầu chính quyền Hong Kong tiến hành một cuộc điều tra toàn diện đối với vụ bê bối này của McDonald Hong Kong.

Năm 2013, McDonald cũng khiến người tiêu dùng khiếp sợ khi dùng thịt gà tăng trưởng.

Lotteria: Xác gián “lấp ló” trong ly trà chanh 

Ngày 26/05/2010, tại cửa hàng Lotteria Trung tâm thương mại Now Zone, Q5, Tp. HCM, anh Nguyễn Đình Chi bị sốc khi phát hiện một con gián to cỡ đầu ngón tay đã chết “lấp ló” sau lớp đá trong suốt trong ly trà chanh. Anh chia sẻ: “Tôi bàng hoàng với những gì mình nhìn thấy, và thật sự không thể tin nổi vào mắt mình…”. Sự việc sau đó đã được đại diện cửa hàng xin lỗi và hứa sẽ khắc phục, cải thiện tốt hơn không để tình trạng này xảy ra. Anh chi đã vô cùng bức xúc khi đại diện phía Lotteria không hề gửi lời hỏi thăm sức khỏe hoặc đề nghị khách hàng đi bệnh viện kiểm tra lại sức khỏe.

Ngày 29/01/2013, theo phản ánh của chị Tô Thị Bích Hà (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội), miếng gà rán mà chị đã gọi ở cửa hàng Lotteria xuất hiện màu xanh cốm giống như nấm mốc trong cả phần thịt và xương. Trong khi đó, các nhân viên và quản lý cửa hàng đều cho rằng đó là mù tạt của bánh hamburger dính vào. Đại diện Lotteria cho rằng đó là mù tạt từ bánh hamburger dính vào.

Tuy nhiên, chị Ngà khẳng định, màu xanh như nấm mốc phủ rất đều cả phần thịt và xương như thế không thể là do mù tạt gây ra được. Chính chị dùng dao xé miếng gà còn con gái chỉ chỉ cầm bánh và ăn không hề dùng đến dao dĩa.

H.J. Heinz

Công ty thực phẩm H.J. Heinz có trụ sở tại Mỹ là một trong những nhà sản xuất sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hôm 18/8, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tỉnh Chiết Giang đã niêm phong 614 hộp ngũ cốc cho trẻ khi phát hiện ra hàm lượng chì vượt quá mức cho phép trong các sản phẩm trên.

Theo Reuters, các chuyên gia nói tiếp xúc với chì là đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em, làm ức chế sự phát triển trí tuệ và thể chất. Nó có thể gây ra thiếu tập trung, hành vi gây rối và thậm chí tử vong khi hấp thụ chì ở mức cao.

Ban quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tỉnh Chiết Giang cho biết vấn đề này ảnh hưởng đến 1,472 hộp ở Chiết Giang và Heinz đã nói với cơ quan này sẽ phá hủy 153 hộp khác được niêm phong trong một nhà kho ở thành phố phía Nam của Quảng Châu.

Ban quản lý Thực phẩm kêu gọi Heinz bồi thường cho khách hàng của mình.

Burger King: Bánh kẹp “ baocao su”

Tháng 12/2007, một sinh viên tên là Van Miguel Hartless, 24 tuổi ở bang Vermont, Mỹ đã kiện nhà hàng Burger King ở thành phố Rutland vì ăn phải bánh kẹp “nhân bao cao su”. Anh cho biết: “Chiếc bánh kẹp có vị rất lạ, chua và đắng. Anh bị nôn mửa, gặp ác mộng và phải trả rất nhiều tiền cho các cuộc kiểm tra sức khỏe vì cái bánh kẹp “bao cao su” này.

Ngày 22/07/2012 cũng tại Mỹ, một bức ảnh rò rỉ trên mạng ghi lại cảnh ba nhân viên của thương hiệu Burger King mang ủng đứng dẫm đạp trên thùng rau diếp khiến Cộng đồng mạng và người dân Mỹ vô cùng tức giận.

Hình ảnh được chú thích: “Đây là rau diếp cho khách hàng tại Burger King”. Đại diện tập đoàn Burger King cho hay: “Vấn đề là rất nghiêm trọng và sẽ không chấp nhận việc làm này của nhân viên vi phạm”. Ba nhân viên này ngay sau đó đã bị cửa hàng sa thải.

Trong tháng 1/2013, hãng đã kẹp “nhầm” thịt ngựa vào bánh mỳ kẹp thịt bò khiến khách hàng vô cùng phẫn nộ.Ngày 21/07/2013, Cảnh sát trưởng David Uhl ở miền nam bang Michigan (Mỹ) phát hiện tẩu hút cần sa trong bữa ăn dành cho trẻ ở nhà hàng Burger King tại Dundee. Nhân viên cửa hàng xác nhận đã đặt tẩu hút cần sa vào chiếc hộp trong khi làm và quên không bỏ nó ra. Burger King đã gửi lời xin lỗi đến các vị khách trong sự cố này và cam kết luôn thực thi những Chính sách tốt nhất với khách hàng.

OSI Group

Tập đoàn OSI Group, trụ sở tại Aurora, Illinois (Mỹ) có thể xem là trung tâm của các vụ bê bối thực phẩm tại Trung Quốc. Mới đây, đài truyền hình quốc gia này đưa tin một trong những nhà máy của tập đoàn này, Husi Thương Hải, đã đóng gói và bán thịt bò, thịt gà hết hạn cho khách hàng. Ngay sau đó, chính quyền Thượng Hải đã đình chỉ hoạt động của nhà máy này.

KFC

Yum Brands, công ty mẹ của KFC, đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc xây dựng lại hình ảnh tại thị trường lớn nhất của mình sau khi cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng đá dùng của KFC bẩn hơn cả nước trong... toilet.

Trong một chương trình được phát sóng vào tối thứ 7, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết các phóng viên đã lấy mẫu đá từ ba chuỗi thức ăn nhanh của họ và so sánh chúng với nước trong toilet. Mẫu lấy từ một chi nhánh KFC tại Sùng Văn Môn, quận Đông Thành, Bắc Kinh có nồng độ vi khuẩn cao gấp 12 lần so với nước trong nhà vệ sinh và cao hơn tiêu chuẩn nước uống của Trung Quốc gấp 19 lần.

Mẫu đá lấy từ hai chuỗi cửa hàng khác cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia, theo CCTV cho biết. Một chi nhánh đồ ăn nhanh hãng Kongfu tại địa phương được đánh giá là nồng độ vi khuẩn cao gấp 5 lần nước thải vệ sinh. Còn kết quả trên đá của McDonald cho thấy sạch hơn nước thải nhà vệ sinh nhưng vẫn chưa đạt ngưỡng tiêu chuẩn hoàn toàn, đài truyền hình cho biết.
KFC đã xin lỗi người tiêu dùng trong một tuyên bố đăng bằng tài khoản chính thức trên blog Sina sau khi đã có lời trên CCTV vài giờ sau đó. "Chúng tôi chân thành xin lỗi vì đã để việc này xảy ra, ban giám đốc điều hành đã đến cửa hàng để xem xét vụ việc".

Starbucks

Cũng tương tự như KFC, McDonald’s, Starbucks cũng là cái tên liên quan tới nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc. Starbucks cho biết, một số quán cà phê trước đây có bán thịt gà hết hạn nhập từ công ty Thượng Hải Husi Food Co. Trước đó, năm 2013, hình ảnh đăng tải trên báo địa phương Apple Daily cho thấy một quán cà phê Starbucks tại Hong Kong đã sử dụng nước từ nhà vệ sinh để pha đồ uống cho khách hàng.

Hình ảnh được đăng tải trên tờ báo địa phương Apple Daily ngày 30/5 cho thấy một vòi nước trong khu vực nhà vệ sinh của bãi đỗ xe tòa nhà nổi tiếng Bank of China còn gắn dòng chữ “dành riêng cho Starbucks”, cách đó không xa là khu vệ sinh tồi tàn, bẩn thỉu.

“Tôi cảm thấy thất vọng hoàn toàn. Quyết định sử dụng nước trong nhà vệ sinh từ ngày đầu hoạt động là một dấu hiệu cho thấy thái độ thiếu tôn trọng đối với khách hàng”, Kevin L – một cư dân mạng – đã viết trên trang Facebook của Starbucks Hong Kong. “Tôi thực sự lo lắng khi mua cà phê từ Starbucks. Ai biết được tại những cửa hàng khác, họ có cho chúng tôi uống nước lấy từ nhà vệ sinh hay không?!”.

Trả lời phỏng vấn của AFP, Starbucks cũng thừa nhận đã lấy nước từ một vòi nước trong nhà vệ sinh gần đó khoảng 5 lần/ngày, nhưng khẳng định vòi nước chỉ được dùng để uống. Phát ngôn viên Wendy Pang của hãng cho biết thêm: “Cửa hàng không có một nguồn nước nào khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải lấy nước từ một nguồn gần nhất. Tuy nhiên, nguồn nước này sẽ đi qua một hệ thống lọc, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn của địa phương và Tổ chức Y tế Thế giới”.

Pizza Hut

Khi Thượng Hải Husi Food Co bị đóng cửa, Pizza Hut cũng đã được tìm thấy trong danh sách các chuỗi cửa hàng sử dụng thịt hết hạn. Năm 2013, một cửa hàng thức ăn nhanh ở Trùng Khánh cũng bị cáo buộc sử dụng thực phẩm hết hạn để phục vụ khách hàng. Các khách hàng đã vô cùng giận dữ và cho rằng cửa hàng đã "thờ ơ đối với sức khỏe của họ".

Wal-Mart

Tháng 6/2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã yêu cầu ngừng bán 11 loại thực phẩm, trong đó có 3 loại nấm được phát hiện có quá nhiều chất hóa học ca-đi-mi. Nếu sử dụng một lượng nhỏ chất ca-đi-mi trong thời gian dài, người dùng có nguy cơ mắc các bệnh về thận và xương.

Fonterra

Fonterra - hãng sữa lớn nhất New Zealand hôm 3/8/2013 cho biết một số sản phẩm của họ có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc khiến Trung Quốc phải tiến hành thu hồi các sản phẩm bị ảnh hưởng.

Theo thông tấn AP, Fonterra đã thông báo cho 8 khách hàng mua protein cô đặc có thể nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum của mình. Protein cô đặc này có thể được dùng để sản xuất ra sữa bột, nước uống thể thao hoặc các sản phẩm khác.

Clostridium Botulinum là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất. Nó có thể gây tổn hại tới hệ thống thần kinh và hô hấp, thậm chí là tử vong cho người nhiễm phải.

Hồi tháng 1/2013, Fonterra cho biết họ đã tìm thấy chất dicyandiamde, một hóa chất độc hại được sử dụng trong phân bón, trong một số sản phẩm của mình.

Ngoài ra, Fonterra cũng có liên quan tới vụ bê bối sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc năm 2008 bởi hãng này là nhà đầu tư chính của công ty Tam Lộc, nhà phân phối các sản phẩm sữa gây ra cái chết của 6 trẻ em và ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn em bé khác.

Hero Nutradefense

Tháng 3/2013, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố một báo cáo hàng tuần về việc sữa bột Hero Nutradefense nhập khẩu từ Hà Lan bị nghi ngờ là sản xuất bất hợp pháp bởi công ty xuất nhập khẩu Xile Li'er ở Tô Châu, Trung Quốc. Các sản phẩm sữa bột này không rõ nguồn gốc và đã hết hạn. Tuy nhiên, Xile Li'er đã thay đổi ngày sản xuất, ngày hết hạn và đóng gói chúng.

 

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news