Tin mới

Diễn biến Nga không thể ngờ tới trong cuộc khủng hoảng Syria

Thứ năm, 27/07/2017, 16:54 (GMT+7)

Trong khi cuộc nội chiến ở Syria đang tiến tới giai đoạn giải quyết chính trị thì những khác biệt nghiêm trọng đã nổi lên giữa các đồng minh. Đặc biệt, Nga và Iran dường như có cách nhìn khác nhau về tương lai của việc giải quyết vấn đề Syria.

Trong khi cuộc nội chiến ở Syria đang tiến tới giai đoạn giải quyết chính trị thì những khác biệt nghiêm trọng đã nổi lên giữa các đồng minh. Đặc biệt, Nga và Iran dường như có cách nhìn khác nhau về tương lai của việc giải quyết vấn đề Syria.

Tình hình ở Syria đang thay đổi một cách nhanh chóng với việc mở rộng lệnh ngừng bắn và việc giảm bớt những khu vực leo thang mới nhờ sự hợp tác của Nga, Mỹ và Jordan. Rõ ràng, cuộc khủng hoảng Syria đang dần tiến tới giai đoạn giải quyết chính trị. Về mặt này, các bên tham gia giải quyết khủng hoảng dường như có những cách nhìn khác nhau về vai trò của họ trong tình hình và tương lai của quốc gia Ả Rập đã bị chiến tranh tàn phá suốt hơn 6 năm này.

Theo Vladimir Sazhin, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, sự khác biệt đã xuất hiện giữa hai đồng minh thân cận là Nga và Iran.

"Mặc dù trước đây Nga và Iran hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ chính phủ Syria nhưng bây giờ đã có một sự khác biệt rõ ràng trong quan điểm của Moscow và Tehran về tương lai của Syria cũng như vai trò của mỗi quốc gia. Nga và Iran có cùng các mục Tiêu Chiến thuật, nhưng xét về quan điểm chiến lược thì hai bên lại không có điểm chung", Sazhin nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik Persian.

Cuộc khủng hoảng Syria đang dần tiến tới giai đoạn giải quyết chính trị. Ảnh: AP

Theo chuyên gia này, cụ thể của sự khác biệt là Nga muốn Syria là một nhà nước thế tục (tách biệt khỏi tôn giáo, không liên kết hay chống đối bất kỳ giáo phái nào), trong đó các nhóm thiểu số và tôn giáo có quyền bình đẳng.

Ngược lại, Tehran muốn thành lập ở Damascus một chính phủ có thể mang đến cho Iran sức mạnh bầu cử trong chính trường Syria, bao gồm cả việc mở rộng ảnh hưởng của Tehran tại khu vực dọc theo dãy Shiite của Iran-Iraq-Syria-Lebanon. Iran muốn duy trì một hành lang hậu cần để đảm bảo sự hỗ trợ quân sự và tài chính cho các lực lượng ủng hộ Iran, trước hết là Hezbollah trong khu vực.

Sazhin nhấn mạnh rằng mặc dù vai trò của Hezbollah ở Syria đang giảm đi, nhóm quân sự vẫn tiếp tục là công cụ chính để mở rộng ảnh hưởng của người Shiite do Iran lãnh đạo trong khu vực.

Từ tháng 6/2016, Hezbollah đã tăng cường chống lại các thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, bao gồm một số cuộc đối đầu với quân đội Syria trong thời gian giải phóng Aleppo. Moscow đã nhiều lần đề xuất kết hợp các nhóm vũ trang Shiite vào quân đội Syria theo lệnh thống nhất, nhưng lần đề nghị nào cũng bị từ chối.

"Tất nhiên, Tehran không muốn mất đòn bẩy Damascus. Hơn nữa, Iran còn muốn duy trì một công cụ mạnh mẽ để kiểm soát các khu vực ở Syria mà Tehran xem là quan trọng đối với lợi ích quốc gia của họ", chuyên gia này nhấn mạnh.

Israel, đối thủ chính của Iran ở Trung Đông, coi các hoạt động của Tehran ở Syria là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của họ. Israel nhấn mạnh rằng mục tiêu thực tế của Iran ở Syria không phải là chống lại bọn khủng bố và chiến binh, mà là kiểm soát các lãnh thổ Syria để tăng cường sự hiện diện của họ ở Trung Đông.

Vì các lợi ích của Nga ở Syria là đa chiều, Moscow duy trì quan hệ bình thường với tất cả các bên liên quan.

Theo nhà phân tích chính trị Anton Mardasov, quan ngại của Israel về các lực lượng ủng hộ Iran ở Syria là hợp lý.

"Tehran tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự của mình tại Syria. Hơn nữa, Iran cũng đẩy mạnh ý tưởng về các nhóm Hồi giáo Shiite ở những khu vực do dòng Hồi giáo Sunni thống trị, làm tăng nguy cơ đối đầu dân tộc và tôn giáo. Xét về lâu dài, Iran có thể thành lập một hành lang Shiite trong khu vực. Đây là những nguy hiểm tiềm năng và sẽ là một yếu tố gây bất ổn, đe dọa việc giải quyết chính trị ở Syria", Mardasov nói với Sputnik Persian.

Vì các lợi ích của Nga ở Syria là đa chiều, Moscow duy trì quan hệ bình thường với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả những đối thủ chính của Iran và Ả Rập Saudi và Israel.

Moscow đánh giá Chính sách của Tehran ở Syria là mơ hồ. Rõ ràng, Nga không hài lòng với nỗ lực của Iran nhằm áp đặt ý định của họ lên Damascus cũng như việc thiết lập cơ sở chính trị và tư tưởng cho việc mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của người Shiite trong khu vực.

Chính sách như vậy làm mất ổn định và có khả năng gây ra xung đột trên hai hướng, giữa Iran với Israel và giữa Iran với các nước Ả rập. Kịch bản như vậy sẽ không phục vụ lợi ích của Nga trong khu vực. Nhiều chuyên gia và nhà bình luận tin rằng vấn đề này là lý do đằng sau sự cạnh tranh giữa Nga và Iran ở Syria hiện nay.

Lê Huyền (Sputnik)     

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news