Tin mới

Điều gì sẽ đẩy Mỹ tới cuộc chiến với Trung Quốc?

Thứ tư, 04/06/2014, 16:40 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Câu trả lời cho câu hỏi này không phải dễ dàng nhưng cần phải tìm ra trước khi cuộc khủng hoảng biến thành chiến tranh. Bằng không, Mỹ và các nước đồng minh châu Á của mình sẽ đứng trước nguy cơ bị đe dọa chứ không thể đe dọa được ai.>>Giàn khoan 981 – âm mưu chiếm Biển Đông của Trung Quốc>> Căng thẳng Biển Đông, Mỹ muốn lập khối đồng minh mới có Việt Nam ở châu Á - TBD

(Tinmoi.vn) Câu trả lời cho câu hỏi này không phải dễ dàng nhưng cần phải tìm ra trước khi cuộc khủng hoảng biến thành chiến tranh. Bằng không, Mỹ và các nước đồng minh châu Á của mình sẽ đứng trước nguy cơ bị đe dọa chứ không thể đe dọa được ai.

 Việc “tái cân bằng” không gây ra điều đó. Washington muốn đảm bảo vị trí hàng đầu của mình tại Châu Á và Trung Quốc thì theo đuổi lợi ích của mình dựa vào nguồn sống của các nước láng giềng. Nhưng hy vọng đó đang trôi đi. Để Mỹ có thể duy trì vị trí vững mạnh và bền vững tại châu Á, Tổng thống Obama phải quyết định xem ông muốn gì và có thể tồn tại mà không cần điều gì. Trong bài phát biểu tại West Point tuần trước, chúng ta đã thấylóe lên ý định đó từ tổng thống Obama.

Cho đến nay, Obama vẫn cố gắng “cầm cương” Bắc Kinh bằng việc vừa trấn an, vừa răn đe. Tại Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, ông đã phản đối việc Nhật Bản cứng rắn với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư những năm qua. Chính quyền của ông và Bắc Kinh cũng tỏ ra khá thân mật.

Mặt khác, vào tháng tư, ông Obama đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ chiến đấu để bảo vệ quần đảo Senkaku bằng việc xây dựng căn cứ quân đội ở Philippines và tăng cường quan hệ đối tác với các nước trong khu vực. Mục tiêu của Mỹ là đạt được 60% lực lượng không quân và hải quân tại châu Á vào năm 2020. Chỉ mới tuần trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã cùng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kết hợp để công kích Trung Quốc.

Nhưng những điều trên vẫn không phải là nguyên nhân đẩy Mỹ và Trung Quốc tới một cuộc chiến. Trung Quốc đang nỗ lực tăng tốc đi đòi quyền kiểm soát tại Biển Đông, kể cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines. Bắc Kinh đã lộ rõ ý đồ bành trướng thế lực tại Châu Á. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng biển Việt Nam, đang bắt đầu xây dựng đường băng tại Đảo Gạc Ma và cho máy bay SU-27 đánh chặn máy bay quân sự của Nhật Bản tại vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông.

Việc

Việc "xoay trục" hay "tái cân bằng châu Á" đều không phải là nguyên nhân có thể đẩy Mỹ tới cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Tổng thống Obama đã thất bại trong việc cố thuyết phục Bắc Kinh không thay đổi trạng thái khu vực. Nếu châu Á tiếp tục đi theo quỹ đạo chiến lược hiện tại, Trung Quốc sẽ ngày càng liều lĩnh trong việc đi đòi chủ quyền tại các vùng lãnh thổ đang tranh chấp và căng thẳng giữa Bắc Kinh-Washington sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Đó sẽ là một thảm họa cho lợi ích của cả châu Á lẫn Mỹ.  

Chính quyền Mỹ hi vọng Bắc Kinh nghĩ được rằng tất cả mọi thứ ở châu Á rất quan trọng đối với Mỹ - từ việc đi đòi chủ quyền tại vùng biển Việt Nam cho tới Nhật Bản. Nhưng phía Bắc Kinh, có vẻ cho rằng không có gì ở châu Á quan trọng đối với Mỹ, hoặc chí ít không có gì đủ tầm dẫn tới chiến tranh với Trung Quốc. Cho dù điều này có chính xác hay không thì nó cũng dần ăn sâu vào tâm trí các nước đồng minh của Mỹ và khiến họ lo lắng.

Suy nghĩ này vô tình có thể tạo thành một cuộc khủng hoảng và từ đó có thể biến thành một cuộc chiến. Trung Quốc có thể vượt qua giới hạn an toàn với Mỹ, trớ trêu thay, Nhà Trắng lại không xác định được rõ ràng giới hạn ấy để tránh làm mếch lòng Bắc Kinh.

Nếu muốn làm giảm nguy cơ này, Washington cần tìm cách thay đổi quỹ đạo chiến lược hiện tại, xác định được những vấn để có thể gây ra chiến tranh với Trung Quốc. Đây là một việc khó khăn bởi chúng ta thường chỉ quan tâm tới những thứ mình phải từ bỏ. Và để giải quyết vấn đề này sẽ phải trả giá. Sẽ dễ hàng hơn khi người ta thực hiện những chủ trương đáng tin và sẽ vô cùng khó khăn nếu đó là những thứ không đáng.

Trong bài phát biểu tại West Point, Tổng thống Mỹ thừa nhận cần phải xác định được danh sách những vấn đề có thể gây ra chiến tranh, mặc dù ông không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ sẽ đơn phương sử dụng quân đội nếu cần thiết, khi mà lợi ích cốt lõi của chúng ta đòi hỏi điều đó”.  

Sự loại trừ khó khăn nhất với Mỹ chính là Đài Loan. Mỹ không thể ngăn Trung Quốc kiểm soát hòn đảo này. Đài Loan sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách bởi vị thế của Mỹ tại Châu Á đang suy yếu nếu Mỹ tiếp tục đảm bảo thứ an ninh không đáng tin cậy. Đó cũng là lý do tại sao Ukraine không bao giờ được gia nhập NATO.

Những thứ khác cũng cần phải loại bỏ. Đó là tranh chấp biên giới giữa Bắc Kinh và các nước không phải là đồng minh của Mỹ. Đây không phải là vấn đề của Washington. Nhưng vẫn có một số trường hợp rất phức tạp, liệu Mỹ có nên gây chiến với Trung Quốc nếu Bắc Kinh cố thay đổi trật tự trật tự thế giới được thống nhất từ trước?

Không phải tất cả các câu trả lời đều đã hiện sẵn nhưng cần phải tìm ra chúng trước khi cuộc khủng hoảng biến thành chiến tranh. Bằng không, Mỹ và các nước đồng minh châu Á của mình sẽ đứng trước nguy cơ bị đe dọa chứ không thể đe dọa được ai. Điều đó thật tồi tệ, ông Obama biết vậy.

Bảo Linh (Theo The National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news