Tin mới

Dịp 30/4: Hàng nghìn hành khách có thể không được bay

Thứ hai, 30/03/2015, 10:03 (GMT+7)

Mới đây, văn bản dự\nkiến sẽ đóng cửa một đường cất hạ cánh để sữa chữa, cải tạo và mở rộng đường\nlăn từ 10/4 đến 25/6 - đúng vào giai đoạn cao điểm 30/4-1/5 và dịp đầu hè,\ntrong đó có sân bay Tân Sơn Nhất khiến các hãng hàng không lo ngại.

Mới đây, văn bản dự kiến sẽ đóng cửa một đường cất hạ cánh để sữa chữa, cải tạo và mở rộng đường lăn từ 10/4 đến 25/6 - đúng vào giai đoạn cao điểm 30/4-1/5 và dịp đầu hè, trong đó có sân bay Tân Sơn Nhất khiến các hãng hàng không lo ngại.


 

Theo nguồn tin trên báo Thanh Niên Online, ngày 30/3, Hội đồng điều phối giờ cất, hạ cánh (Slot) tại các cảng hàng không, sân bay vừa ra một văn bản, trong đó nêu rõ một số sân bay lớn, đặc biệt sân bay Tân Sơn Nhất sẽ sửa chữa từ 10.4 - 25.6 nên mỗi giờ sẽ giảm 5 - 7 chuyến bay. Kế hoạch này ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân, nhất là dịp 30.4 và 1.5.

Hội đồng này cho rằng, sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã đạt đến trần cất/hạ cánh từ 30 - 32 lần/giờ, trong các khung giờ từ 6 - 18 giờ hàng ngày. Do đó, từ ngày 10.4 - 25.6, tại Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chỉ còn cất, hạ cánh tối đa được 25 lằn/giờ, đồng nghĩa mỗi giờ giảm 5 - 7 chuyến bay.

 

Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đã đạt trần cất/hạ cánh từ 30 đến 32 lần/giờ, trong các khung giờ từ 6h đến 18h hàng ngày, trong dịp cao điểm đã có lúc lên tới 39 lần/giờ. Nếu đóng cửa để sửa chữa đường băng 25L/07R , theo quyết định của cơ quan quản lý, thì chỉ còn cất/hạ cánh tối đa được 25 lần/giờ, đồng nghĩa mỗi giờ giảm 5-7 chuyến bay. Như vậy mỗi ngày (tính trung bình 12 tiếng), có khoảng 80 chuyến bị cắt giảm, tương đương hơn 10 máy bay phải nằm đất và khoảng hơn 10.000 khách hành không được bay.

Ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, các sân bay lớn khác như Nội Bài, Hải Phòng,... cũng đang sửa chữa và hạn chế bay.

Việc này cũng khiến các sân bay thất thu lớn, bởi mỗi hành khách đi máy bay phải nộp lệ phí là 120.000 đồng, như vậy tổng cộng các sân bay mất 120 tỷ, các hãng mất Doanh thu khoảng 1.500 tỷ, chưa kể tiền thuế VAT nhà nước thất thu.

Theo Vietjet, hãng sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất do slot được cấp theo thứ tự ưu tiên số 1 là dựa vào lịch bay cùng mùa năm trước (mùa hè năm ngoái bay bao nhiêu chuyến thì hè năm nay sẽ được ưu tiên phân bổ bấy nhiêu trước), sau đó mới phân bổ đến các chuyến tăng thêm, mà Vietjer năm nay tăng gần gấp đôi năm trước nên về nguyên tắc là sẽ bị phân bổ slot sau cùng và nếu số lần cất hạ cánh tối đa bị cắt giảm, khả năng nhiều chuyến bay của hãng này sẽ không được cấp phép bay, trong khi lịch bay đã được mở bán từ trước.

Trước đó, tại buổi họp hội đồng slot, các hãng bay cũng kiến nghị lùi thời hạn sửa chữa đến tháng 8-9, tran mùa cao điểm lế và dịp đầu hè, đồng thời tăng số lần cất/hạ cánh từ 25 lần/giờ lên cao hơn, nhưng Cục Hàng không Việt Nam lý giải tháng 9 là mùa mưa nên vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng cho sự việc này. Theo các hãng hàng không, mùa mưa ở phía Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, nên sửa sân bay vào thang 8, cuối hè thì thời tiết cũng giống như tháng 5.

Chưa kể, hiện sân bay Vinh, Buôn Mê Thuột, Cam Ranh, Thanh Hóa,... năng lực phục vụ hạn chế nên cũng gây nhiều khó khăn cho các hãng hàng không.

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news