Tin mới

Doanh nhân đối mặt, vượt qua ác mộng thời khủng hoảng

Thứ sáu, 10/10/2014, 11:16 (GMT+7)

Trực tiếp vật lộn\nngày đêm với nhà máy, công xưởng, doanh nghiệp, nhiều doanh nhân đã vượt qua\ngiai đoạn đầy khó khăn, thách thức. Họ thậm chí còn gặt hái được rất nhiều\nthành công, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

 

 

Trực tiếp vật lộn ngày đêm với nhà máy, công xưởng, doanh nghiệp, nhiều doanh nhân đã vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thách thức. Họ thậm chí còn gặt hái được rất nhiều thành công, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Đối mặt khó khăn

Hữu Liên Á Châu (HLA) một thời là DN rất thành công. Tuy nhiên, đến 2014, lãnh đạo DN này buộc phải thừa nhận DN đang đối mặt với khó khăn rất lớn. Nguyên nhân không gì khác chính là thiếu vốn, vay nợ nhiều và yếu về quản trị.

Trong quý III/2014 vừa qua, HLA tiếp tục lỗ nặng với âm 135 tỷ đồng và Doanh thu thuần giảm 67%. Lỗ lũy kế đã lên tới gần 600 tỷ đồng, vượt hơn 100 tỷ đồng so với vốn điều lệ. Tình thế này buộc DN này vẫn phải đàm phán với các NH, chủ nợ để xin giãn thời gian trả nợ và tiếp tục cho vay, hỗ trợ HLA vượt qua khó khăn. Cổ phiếu HLA đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Tình cảnh trên cũng là chuyện ở cà phê Thái Hòa. Từng là tập đoàn cà phê lớn nhất Việt Nam nhưng làm ăn thất bát với khối nợ ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ. Thái Hòa đã phải cầu cứu khắp nơi nhưng đến nay đã gần như mất hút trên thị trường. Đau lòng hơn là Bianfishco. Từng là DN thủy sản hàng đầu Việt Nam những đã phá sản để lại khoản nợ hàng ngàn tỷ đồng. Gia đình bà Diệu Hiện đã buộc phải từ bỏ đưa con của mình cho các NH định đoạt.

Các Doanh nhân bản lĩnh vững vàng trong khó khăn.

Hàng loạt các tên tuổi khác như: Mai Linh, Gỗ Trường Thành, Kinh Bắc… đã điêu đứng vì lộ và nợ tưởng chừng phải phá sản. Đến nay tuy đã cầm cự được nhưng để hồi phục và trả nợ hẳn còn lâu dài.

Hàng loạt DN khác cũng khoản nợ đã gặm nhấm, bào mòn lợi nhuận hoặc/và vốn và vào thời điểm yếu nhất này, các DN này hoàn toàn có thể bị các DN nước ngoài đánh bại hay thâu tóm.

Thấm thía những khó khăn của một giai đoạn biến động, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) – Người vừa bình chọn Doanh nhân xuất sắc nhất - Giải thưởng Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp 2014 cho rằng, những năm qua, thị trường rất khắc nghiệt, chi phí lãi vay có lúc lên tới trên 20%, tỷ giá bấp bênh. Do vậy, nếu không nỗ lực, nhìn xa trộng rộng, DN khó có thể trụ nổi.

Trong khi đó,, các tập đoàn nước ngoài đang ồ ạt tấn công vào thị trường Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực thép, Úc mang cả tỷ USD vào lập nhà máy ở Phú Mỹ; China Steel của Đài Loan cũng đầu tư một khoản vốn tương tự. BlueScope Steel là nhà sản xuất tôn mạ số 1 của thế giới, có nhà máy ở Úc, ở Indonesia, ở Thái Lan, Malaysia và cũng đã vào Việt Nam.

“Các DN nước ngoài hơn chúng ta hết tất cả. Họ hơn về vốn, về trình độ quản trị. Những biến động trên thị trường là vô cùng khắc nghiệt. %. Đối với chúng tôi rất nhiều điều là ác mộng.. Chúng tôi mất ăn mất ngủ để làm sao DN phải trước hết đứng vững cái đã”.

Doanh nhân Việt luôn có cách

Trái với tình trạng khó khăn của thị trường. Và nhiều DN đã cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc chính trong giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ hoát khỏi khủng hoảng, Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đạt được số lãi cao kỷ lục trong niên độ tài chính 2012 - 2013 là 581 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch và tăng 58% so với niên độ tài chính trước. Hoa Sen đã nâng thị phần tôn lên trên 40%, chiếm vị trí số 1 Việt Nam và đứng đầu Đông Nam Á, vượt qua những ông lớn khổng lồ như BlueScope (với thị phần chỉ vài ba phần trăm).

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, Hòa Phát đã vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực thép xây dựng với 18% thị phần nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 38% so với cùng kỳ. Vinamilk vẫn tăng trưởng hàng chục phần trăm/năm kéo doanh thu lên 1,5 tỷ USD. FPT của ông Trương Gia Bình cũng đang khá vững vàng với ngôi vị DN công nghệ hàng đầu Việt Nam với mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD doanh thu từ nước ngoài vào năm 2020.

Hay những DN tăng trưởng mạnh khi toàn ngành khó khăn như Thủy sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh, Thủy sản Minh Phú (MPC) của bà Chu Thị Bình, Vinamilk của bà Mai Kiều Liên.

Và không chỉ trong nước mà cả quốc tế đã ghi nhận các DN Việt thành công trong giai đoạn khó khăn này. Những giải thưởng lãnh đạo DN số 1 Việt Nam của bà Mai Kiều Liên (Vinamilk), danh hiệu những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của bà Liên và bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang hay vị trí hạng nhất cho Giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á” trong lĩnh vực Kim loại và Khai khoáng do Tạp chí Euromoney trao tặng cho HSG phần nào cho thấy vai trò quyết định của quản trị giúp các DN vượt khó.

Bà Phạm Việt Nga chi sẻ, những năm lăn lộn với DN bằng những trải nghiệm thực tế của mình và bà là một trong những người nhận nhiều giải thưởng nhất. Giờ đã 63 tuổi nhưng bà vẫn trở lại lèo lái DHG để tìm người kế cận cho sự phát triển của DN.

Ông Lê Phước Vũ thì cho rằng, đi sau đôi khi cũng có cái lợi. Điều quan trọng là phải biết nhìn nhận chúng ta yếu cái gì, mạnh cái gì.Chúng ta lựa chọn một con đường. Chúng ta có quyết tâm, thì chúng ta sẽ có cách để vượt lên những người đi trước.

“Tôi rất trăn trở vì cơ hội ở nước ta rất lớn nhưn nguồn lực của quốc gia của chúng ta dồn quá nhiều vào các lĩnh vực đầu cơ như BĐS taojra phát triển chưa thật sự bền vững. Làm ăn phải tạo ra cái giá trị thật, tạo ra công ăn việc làm thật, tạo ra giá trị gia tăng thật, tạo ra thu nhập thật của người lao động… thì kinh tế mới bền vững”, ông Vũ chia sẻ.

Vì thế, dù đã có những lúc bầm dập trong khó khăn nhưng ông Vũ vẫn tin rằng, để vượt qua qua khó khăn và có được thành công vẫn tiếp tục kiên định với sản xuất cho dù đây là con đường rất khó khăn. Ông có tinh thần của người Việt, hiểu người Việt và thắng các đối thủ nước ngoài bằng hệ thống bán lẻ vững chắc trong nước.

Theo Vietnamnet

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news