Tin mới

Erdogan thề đưa quân đội vào lại kỷ luật

Thứ sáu, 22/07/2016, 15:37 (GMT+7)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố vào thứ năm rằng sẽ tái cơ cấu quân đội và tiến hành "thay máu" trong khi tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trên khắp đất nước là thành viên của NATO này sau cuộc đảo chính đã cố gắng cuối tuần trước.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố vào thứ năm rằng sẽ tái cơ cấu quân đội và tiến hành "thay máu" trong khi tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trên khắp đất nước là thành viên của NATO này sau cuộc đảo chính đã cố gắng cuối tuần trước.

​​Erdogan đưa ra ý kiến trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters - đây là buổi phỏng vấn đầu tiên của ông kể từ khi công bố tình trạng khẩn cấp vào cuối ngày thứ tư vừa rồi . Trong buổi phỏng vẫn, ông muốn nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách đảm bảo sự an toàn cho công dân của mình và muốn đảm bảo với thế giới bên ngoài rằng chính phủ đã không quay lưng lại với dân chủ, không lặp lại sự đàn áp khắc nghiệt của chế độ trong quá khứ.

Ông Erdogan tại buổi phỏng vấn. Ảnh: Reuters

Erdogan cáo buộc Fethullah GULEN, một giáo sĩ Hoa Kỳ có nhiều sức ảnh hưởng, là chủ mưu của cuộc đảo chính thất bại chống lại ông vào thứ bảy tuần trước. Sau cuộc đảo chính, chính phủ của ông Erdogan đã tiến hành một cuộc đàn áp những người bị  nghi ngờ tham gia cuộc đảo chính, hơn 60.000 binh sĩ, cảnh sát, thẩm phán, công chức, giáo viên đã bị đình chỉ, bị giam cầm hay điều tra.

Các nước phương Tây đang lo lắng về sự bất ổn và nhân quyền của đất nước 80 triệu dân này. Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu chống lại Nhà nước Hồi giáo IS và trong các nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn từ Syria.

Erdogan cho biết Hội đồng quân sự tối cao của chính phủ do Thủ tướng nước này làm chủ tịch hội đồng bao gồm bộ trưởng quốc phòng và các tham mưu trưởng, sẽ giám sát việc tái cơ cấu của các lực lượng vũ trang.

"Họ đang làm việc cùng nhau để suy nghĩ về những việc cần phải tiến hành, và ... trong một khoảng thời gian rất ngắn một cấu trúc quân đội mới sẽ xuất hiện. Với cấu trúc mới này, tôi tin rằng các lực lượng vũ trang sẽ thực sự được thay máu", ông Erdogan nói.

Phát biểu tại cung điện của mình tại Ankara, nơi được nhắm là mục tiêu trong cuộc đảo chính vừa rồi, ông cho biết một cuộc nổi dậy mới là có thể nhưng sẽ không dễ dàng bởi vì chính quyền hiện nay đã cảnh giác hơn.

"Rất rõ ràng là đã có những khoảng trống đáng kể và thiếu sót trong thông tin tình báo của chúng tôi, tôi không có ý định cố gắng che giấu nó hoặc từ chối những thiếu sót đó", ông Erdogan nói với Reuters.

Erdogan cũng cho biết không có trở ngại nào trong việc triển khai tình trạng khẩn cấp trong ba tháng tới - bình luận này có thể sẽ châm ngòi mối lo sợ của các nhà phê bình về tốc độ của các cuộc đàn áp của chính phủ. Quyền hạn trong tình trạng khẩn cấp cho phép chính phủ tiến hành các biện pháp nhanh chóng chống lại những người ủng hộ cuộc đảo chính, trong đó có hơn 246 người đã thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương.

Tình trạng khẩn cấp cũng sẽ cho phép tổng thống và nội các bỏ qua quốc hội trong việc ban hành luật mới và chính phủ có thể hạn chế hoặc đình chỉ các quyền và tự do mà họ thấy là cần thiết.

Đức kêu gọi các biện pháp để kết thúc càng nhanh càng tốt tình trạng khẩn cấp này, trong khi một nhóm luật sư quốc tế đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên sử dụng nó để phá vỡ các quy tắc của pháp luật và các quyền con người, ý đang ám chỉ đến các cáo buộc tra tấn và ngược đãi những người vừa bị bắt sau cuộc đảo chính.

Phụ trách Chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini cũng cảnh báo vào thứ năm rằng EU chống lại việc sử dụng cơ chế dân chủ để "cắt xén" nhân quyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến.

"Không có lý do gì, không có cách nào mà các phản ứng có thể làm suy yếu đi các nền tảng xã hội cơ bản" Mogherini cho biết khi phát biểu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế ở Washington.

"Những gì chúng ta đang thấy, đặc biệt là trong các trường học, phương tiện truyền thông, linh vực tư pháp là không thể chấp nhận", bà nói, ý bà đang đề cập đến vụ bắt giữ và sa thải giáo viên và các thẩm phán, việc cấm đi lại đối với các học giả và giam giữ các nhà báo.

Đối với một số người Thổ Nhĩ Kỳ, tình trạng khẩn cấp dấy lên lo ngại về sự trở lại với những ngày quân luật sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1980, hoặc nguy cơ xảy ra một cuộc nổi dậy của người Kurd như những năm 1990 khi nhiều khu vực phía đông nam nơi phần lớn là người Kurd đã tiến hánh đấu tranh đòi ly khai trong tình trạng khẩn cấp được chính phủ tuyên bố trước đó.

Các đảng đối lập mặc dù đứng về phía chính quyền chống lại cuộc đảo chính vừa rồi cũng phải bày tỏ lo ngại rằng tình trạng khẩn cấp có thể tập trung quá nhiều quyền lực trong tay của Erdogan. Các đối thủ từ lâu đã cáo buộc ông Erdogan đàn áp tự do ngôn luận.

Phó Thủ tướng Mehmet Simsek, người đã từng làm việc ở phố Wall được coi là một trong những chính trị gia ít ỏi có sự thân thiện, cởi mở (đặc biệt với giới đầu tư) trong đảng cầm quyền AK, đã đến truyền hình, các kênh truyền thông xã hội và các cuộc họp báo trong một nỗ lực để bình ổn thị trường tài chính, và xua tan những lo lắng khi mọi người đang so sánh tình trạng hiện tại với quá khứ.

"Tình trạng khẩn cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao gồm các hạn chế về quyền tự do di chuyển, tụ họp và tự do báo chí,... Nó không phải là tình trạng thiết quân luật của những năm 1990," ông đã viết trên Twitter. "Tôi tự tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi ra khỏi thử thách này với một nền dân chủ mạnh mẽ hơn, nền kinh tế thị trường hoạt động tốt hơn và tăng cường môi trường đầu tư."

Những hệ lụy

Thị trường đang có quá ít sự tự tin . Đồng Lira được giao dịch ở gần mức thấp kỷ lục mới vào thứ năm, trong khi chỉ số chứng khoán chính giảm 4,4%. Chi phí bảo hiểm nợ công Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng mạnh.

Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag cho biết tình trạng khẩn cấp là nhằm ngăn chặn một cuộc đảo chính quân sự thứ hai có thể nổ ra.

Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua đầy biến động. Ảnh: RT

Nhưng Erdogan, người đã nêu ra khả năng khôi phục lại án tử hình ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trừng phạt nhà lãnh đạo cuộc đảo chính, ông cũng nói với Reuters rằng tình trạng khẩn cấp cũng nhằm xoá các tổ chức ủng hộ GULEN ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đề cập đến GULEN, ông gọi nó là "một tổ chức khủng bố ly khai", đã hoạt động song song với cuộc đấu tranh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ của các chiến binh người Kurd trong ba thập kỷ qua.

Erdogan, một người Hồi giáo, đã lãnh đàoThổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 trên các cương vị thủ tướng và sau đó là tổng thống.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu ... bất cứ nơi nào nhửng kẻ này có mặt. Những kẻ này đã thâm nhập vào các tổ chức nhà nước ở đất nước này và họ đã nổi dậy chống lại nhà nước", ông nói, đồng thời ông lên án các hành động của đêm thứ sáu "vô nhân đạo" và "vô đạo đức".

Khoảng một phần ba trong số hơn 360 tướng đang phục vụ trong quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính, một quan chức cấp cao cho biết, với 99 người đang trong tình trạng chở xử án và 14 người đã bị xử.

Bộ Quốc phòng đang điều tra tất cả các thẩm phán quân sự và các công tố viên, và đã đình chỉ 262 cán bộ trong số đó, theo đài truyền hình NTV, trong khi đó, 900 nhân viên cảnh sát tại thủ đô Ankara cũng đã bị đình chỉ vào ngày thứ Tư. Cuộc thanh trừng cũng mở rộng sang các cán bộ công chức ở các bộ môi trường và thể thao.

Erdogan so sánh phong trào như căn bệnh ung thư ác tính trong cơ thể, có thể lan rộng và trở lại nếu không bị loại trừ.

Ankara đã cho biết họ sẽ tìm cách dẫn độ GULEN, người đã lên án cuộc đảo chính và từ chối bất kỳ sự liên quan nào.

Tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực sau khi Quốc hội chính thức thông qua các biện pháp hôm thứ Năm.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news