Tin mới

Erdogan và bóng ma Hitler hậu đảo chính

Thứ hai, 08/08/2016, 17:21 (GMT+7)

Tổng thống Tayyip Erdogan nói trong một cuộc diễu hành của hơn một triệu người ủng hộ vào hôm Chủ nhật rằng cuộc đảo chính thất bại hôm 15/7 sẽ là một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng một Thổ Nhĩ Kỳ mạnh hơn

Tổng thống Tayyip Erdogan nói trong một cuộc diễu hành của hơn một triệu người ủng hộ vào hôm Chủ nhật rằng cuộc đảo chính thất bại hôm 15/7 sẽ là một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng một Thổ Nhĩ Kỳ mạnh hơn, bất chấp những lời chỉ trích của phương Tây về cuộc thanh trừng hàng loạt và thề sẽ tiêu diệt những người đứng đằng sau các cuộc nổi dậy.

Biển người mít tinh ủng hộ Erdogan. Ảnh: Reuters

Cuộc diễu hành "Dân chủ và tử sĩ" diễn ra tại quảng trường Yenikapi, được xây dựng ở biển rìa phía nam của Istanbul, là một buổi biểu dương sức mạnh của Erdogan, người đã vô cùng tức giận bởi những lời chỉ trích châu Âu cho rằng những phản ứng hiếu chiến của ông đã dấn đến cuộc đảo chính và Mỹ có thể sẽ phải miễn cưỡng phải bàn giao một người giáo sỹ mà ông cáo buộc chủ mưu.

Những biểu ngữ trong một biển cờ đỏ của Thổ Nhĩ Kỳ: "Ông là một món quà từ Thiên Chúa, Erdogan" và "Nếu ông lệnh chúng tôi phải chết, chúng tôi sẽ làm điều đó". Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ tại Thổ Nhĩ Kỳ mà ngay cả các nhà lãnh đạo đối lập cũng tham gia một cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ, với hành trang tư tưởng của thế tục, dân tộc và những người khác bên cạnh ủng hộ những giá trị Hồi giáo cốt lõi của nước này.

"Đêm đó, kẻ thù của chúng ta đã được nếm trải mùi vị của những dự đoán về sự sụp đổ của Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến khi thức dậy vào sáng hôm sau để bị nhấn chìm nỗi đau buồn rằng mọi thứ sẽ khó khăn hơn từ bây giờ", ông Erdogan nói về cuộc đảo chính thất bại ngày 15/7, đồng thời nhắc nhở về quá khứ khi Thổ Nhĩ Kỳ bị chiếm đóng bởi lực lượng nước ngoài.

"Từ bây giờ, chúng ta sẽ xem xét rất cẩn thận người đang làm việc cho chúng ta. Chúng ta sẽ soi xét những người mà chúng ta có trong quân đội, người mà chúng ta có trong ngành tư pháp, và ném những kẻ phản bội ra khỏi cửa."

Quảng trường diễu hành được xây dựng để chứa hơn một triệu người đã tràn ngập cờ đỏ, với các đường phố của khu phố xung quanh bị tắc nghẽn bởi đám đông. Một viên chức làm việc cho tổng thống đưa ra con số người tham dự cuộc diễu hành vào khoảng năm triệu người và sự kiện này đã được phát sóng trực tiếp trên màn hình công cộng tại các cuộc mít tinh nhỏ khác đồng thời diễn ra trên 81 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ khi cuộc đảo chính thất bại, rất nhiều người phục vụ trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đình chỉ, bị giam cầm. Hàng chục điều tra nhắm vào hàng ngàn người, bao gồm cả binh sĩ, cảnh sát, thẩm phán, nhà báo, nhân viên y tế và cán bộ công chức,... Những người này được cho là muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh phương Tây và Erdogan đang sử dụng sự kiện này để nén chặt hơn nữa chiếc va li quyền lực của mình.

Erdogan tuyên bố sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi mạng lưới khủng của giáo sĩ Fethullah GULEN đang tị nạn tại Hoa Kỳ, giáo sỹ này được cho là người có ảnh hưởng sâu rộng trong các lực lượng an ninh, tư pháp và dịch vụ dân sự, ông bị cáo buộc dàn dựng vụ đảo chính với âm mưu lật đổ nhà nước.

Erdogan nói rằng ông sẽ chấp nhận khôi phục án tử hình nếu quốc hội bỏ phiếu thông qua, một động thái mà sẽ chìm mọi hy vọng trở thanh thành viên của Liên minh châu Âu. Nhằm trấn an những lo lắng của EU, ông nói nhiều phần còn lại của thế giới vẫn có án tử hình.

Sự ủng hộ Erdogan tăng cao sau đảo chính. Ảnh: Reuters

GULEN - một đồng minh của ông Erdogan trong những năm đầu sau khi phong trào Hồi giáo bắt nguồn từ  Đảng AK của ông lên nắm quyền vào năm 2002 - đã phủ nhận bất kỳ cáo buộc nào về việc tham gia vào cuộc đảo chính. Cuộc đảo chính diễn ra vào một thời điểm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO được coi là "tiền tuyến" trong cuộc chiến chống khủng bố, phải đối mặt với các cuộc tấn công của phiến quân Hồi giáo từ khắp nơi dọc biên giới Syria và một cuộc nổi dậy của phiến quân người Kurd.

Trong lần xuất hiện hiếm hoi tại một cuộc diễu hành công cộng, chỉ huy quân đội Hulusi Akar cho biết "kẻ phản bội" đằng sau những âm mưu sẽ bị trừng phạt và ông cảm ơn người dân trong vai trò tiếp sức để hạ gục những kẻ đó. Nhiều người trong số hơn 240 người thiệt mạng vào ngày 15 là thường dân, nhưng người này đã cố gắng để ngăn chặn việc tiếp quản quyền lực.

Một lãnh đạo của phe đối lập thế tục, Kemal Kilicdaroglu , cho biết một " cánh cửa mới của sự thỏa hiệp " đã được mở ra và rằng chính trị phải được lưu giữ trong các nhà thờ Hồi giáo , tòa án và doanh trại . "Có một Thổ Nhĩ Kỳ mới sau ngày 15 tháng 7 " ông nói.

"TỰ DO HOẶC CHẾT"

Erdogan nhìn thấy sự phân cực từ các đối thủ và ông cũng không chịu được sự bất đồng quan điểm. Ông mời lãnh đào các đảng đối lập thế tục và chủ nghĩa dân tộc họp bàn để giải quyết các vấn đề phát trực tiếp buổi họp đễn các đám đông thông qua một màn hình lớn, ông muốn thể hiện sự đoàn kết dân tộc trong sự thách thức từ những lời chỉ trích của phương Tây.

"Chúng ta ở đây để thể hiện một điều răng rằng những cờ này sẽ không bao giờ bị hạ xuống, những lời cầu nguyện sẽ được lắng nghe và đất nước của chúng ta sẽ không bị chia rẽ, " Haci Mehmet Haliloglu , 46 tuổi, một công chức người đi du lịch từ Black đến phố biển Ordu nói trong cuộc diễu hành.

"Đây là một cái gì đó còn xa hơn mọi chính trị , đây là sự lựa chọn một trong hai của chúng tôi: tự do hay chết " ông nói với một lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ lớn quàng trên vai.

Người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ : Tự do hay là chết. Ảnh: Reuters

Những giáo sĩ Hồi giáo hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ và các trưởng giáo sĩ cũng tham dự cuộc diễu hành. Nhưng đảng HDP ủng hộ người Kurd, đảng lớn thứ ba tại quốc hội, không được mời do bị các cáo buộc có sự liên kết với các chiến binh người Kurd. Điều này khiến những người ủng hộ đảng này thể hiện sự tức giận trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Ngày 15/7, các binh sĩ đã chiếm dụng các máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và xe tăng, gây sốc cho một quốc gia mà đã từng chứng kiến sức mạnh quân sự bạo lực vào năm 1980. Sau đó chỉ còn chỗ cho sự tàn bạo. Ngay cả đối thủ của Erdogan cũng thấy nhà lãnh đạo của mình có những lý do hợp lý để đổi mới chu kỳ của các can thiệp quân sự đã đeo đẳng Thổ Nhĩ Kỳ trong nửa sau của thế kỷ 20.

"Erdogan đã tàn bạo và không công bằng với chúng ta trong quá khứ, nhưng tôi tin rằng bây giờ ông ấy đã hiểu được tầm quan trọng thực sự của những giá trị của nền cộng hòa," Ilhan Girit, 44 tuổi, một nhạc sĩ,người ủng hộ đảng CHP cho biết, mang theo một lá cờ của Mustafa Kemal Ataturk, người sáng lập nước cộng hòa thế tục hiện đại.

Sự đoàn kết như vậy có thể không kéo dài. Đã có những sự phản đối và lo ngại rằng việc tái cơ cấu quân đội thiếu sự giám sát của quốc hội và đang đi quá xa, với hàng ngàn binh sĩ bị bắt, trong đó có khoảng 40 phần trăm của các tướng lĩnh.

NHỮNG CHỈ TRÍCH TỪ PHƯƠNG TÂY

Mức độ tàn bạo của những cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng vũ trang lớn thứ hai của NATO và đang mong muốn trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, đã gây ra làn sóng chỉ trích từ phương Tây.

Trong bình luận công bố hôm chủ nhật, lãnh đạo của đảng Dân chủ tự do Đức nói rằng ông thấy sự tương đồng giữa hành vi Erdogan và các hậu quả của đám cháy Reichstag vào năm 1933, sự kiện này được diễn tả bởi Đức quốc xã như một âm mưu cộng sản chống lại chính phủ và được  Adolf Hitler sử dụng để biện minh cho sự giảm bớt ồ ạt các quyền tự do dân sự.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã giận dữ bác bỏ ý kiến ​​cho rằng những cáo buộc về cuộc thanh trừng là không tương xứng và cáo buộc các nhà phê bình phương Tây không nắm bắt được tầm nguy hiểm của những mối đe dọa đối với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng phương Tây đang quan tâm nhiều hơn về các quyền một cách máy móc của những kẻ tham gia cuộc đảo chính hơn là bản chất tàn bạo của sự kiện này.

Erdogan bị so sánh với Hitler. Ảnh: BIRGUN

Giữa lúc các mối quan hệ với phương Tây đang dần lạnh nhạt, Erdogan sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thứ ba tới ở St Petersburg để tiến hành các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt một giai đoạn căng thẳng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay phản lực chiến đấu Su-24 của Nga gần biên giới Syria cuối tháng mười một năm ngoái.

"Tại cuộc hội đàm với người bạn của tôi Vladimir, tôi tin rằng, một trang mới trong quan hệ song phương sẽ được mở ra. Hai nước chúng tôi có rất nhiều để làm với nhau", ông Erdogan nói với hãng tin TASS trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày chủ nhật.

Tại Washington hôm Chủ nhật vài trăm người mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ tụ tập trước Nhà Trắng hô hào Erdogan và yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trục xuất giáo sỹ GULEN về Thổ Nhĩ Kỳ.

"Ông ấy (Erdogan) đã thực hiện một số sai lầm, nhưng ông không phải là một nhà độc tài", Okan Sakar, 35 tuổi, một thanh tra viên thuế Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang học tập tại Hoa Kỳ cho biết.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news