Tin mới

Gã làm nghề cò con thành đại gia "cho không" 9 nghìn tỉ

Thứ năm, 04/06/2015, 14:26 (GMT+7)

400 triệu đô la (hơn 8,6 nghìn tỉ đồng) là số tiền mà vị đại gia người Mỹ John A. Paulson chi ra để tài trợ cho Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng của Harvard (SEAS). Ngôi trường sau đó được đặt tên theo tên ông.

400 triệu đô la (hơn 8,6 nghìn tỉ đồng) là số tiền mà vị đại gia người Mỹ John A. Paulson chi ra để tài trợ cho Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng của Harvard (SEAS). Ngôi trường sau đó được đặt tên theo tên ông.

Tỷ phú John A. Paulson là cựu sinh viên tốt nghiệp năm 1980 của Trường Kinh doanh Harvard. Món quà 400 triệu USD là nguồn ngân sách cho việc phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu, học bổng và hỗ trợ tài chính, theo phát biểu của vị tỉ phú.

Số tiền này đã phá vỡ các kỷ lục trước đó, trở thành món quà lớn nhất trong lịch sử Harvard và đủ để tên của trường này đổi theo tên của ông. Ngôi trường cũ giờ có tên Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng John A. Paulson của Harvard và đang chuẩn bị để chuyển tới các cơ sở mới ở Allston.

Gã kinh doanh cò con thành tỉ phú sở hữu 32 tỉ đô la

John Paul sinh ngày 14 tháng 12, 1955 tại Queens, New York (Mỹ). Trước khi quyết định dấn thân vào phi vụ đầu cơ để đời, ông từng làm đủ nghề cò con để kiếm sống.

Vốn là một sinh viên Đại học Havard, tài năng có thừa, bản lĩnh không thiếu nhưng điều ông kỳ vọng là cơ hội thì chưa một lần mỉm cười. Trải quả 10 năm lăn lộn thương trường, những gì ông xây dựng được chỉ là con số không tròn trĩnh.

John Paul - ông trùm tài chính phố Wall

Cũng giống như rất nhiều cư dân của thế giới đầu cơ khi khởi nghiệp, Paulson nhanh chóng nhận ra rằng, nếu chỉ làm công ăn lương hoặc trông cậy vào khoản tiền thưởng hay hoa hồng sau mỗi phi vụ kinh doanh thành công thì chỉ mãi “dậm chân tại chỗ”. Giấc mơ đặt chân vào giới thượng lưu sẽ mãi chỉ là ảo tưởng. Muốn kiếm tiền nhanh thì phải có gan liều và chấp nhận rủi ro.

Ông quan niệm, khái niệm "đầu tư" chỉ là mỹ từ đánh lừa nhận thức bởi thực chất của đầu tư là đầu cơ, là bỏ tiền ra nhằm vào cái gì đó hiện chưa chắc có thành hiện thực trong tương lai hay không. Với kinh nghiệm tích lũy được, Paulson quyết định thành lập công ty riêng, gõ cửa thế giới đầu cơ chỉ với vài nhân viên và 2 triệu USD huy động được.

Ông vận dụng triết lý "nước lặng là nước sâu", đứng trong bóng tối quan sát sự việc xảy ra ở khu sáng để kiếm lời. Nhân vật này có biệt tài nhìn thấy được bóng dáng cuộc khủng hoảng và thu lợi ngay từ nguy cơ đó thay vì gióng lên tiếng chuông báo động. Chiêu trò của Paulson là lợi dụng kinh tế suy thoái, dùng tiền và quan hệ mua lại các khoản nợ của những công ty đang gặp khó khăn.

Liều lĩnh, kiên trì, biết mình và biết thời thế là bí quyết thành công của John Paul

 Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại, ông bắt đầu hốt bạc từ những "cỗ máy kiếm tiền" này. Trên đà làm ăn như "lên đồng", Paulson bắt đầu khiến giới đầu cơ toàn cầu "khiếp vía" với những phi vụ đầu tư của mình.

Ông lần lượt thâu tóm một số ngân hàng, nhà đất phố Wall, gây ảnh hưởng nên hệ thống tài chính của nước Mỹ nhờ sức ép từ những quỹ đầu cơ do mình nắm giữ.

Tuy nhiên, vừa ra "biển lớn" ông đã bị ăn "quả đắng".  Giữa năm 2005, Paulson cho rằng kinh tế Mỹ có vấn đề nên tập trung đầu cơ vào sự giảm giá của cổ phần các doanh nghiệp. Nhưng tỷ giá chứng khoán ở Mỹ vẫn cứ tiếp tục tăng cho tới cuối năm 2005. Paulson bị "chết hụt", nhưng đổi lại được bài học xương máu là không thể tin cậy được vào thông tin của kẻ khác.

Ông ngẫm ra rằng: "Điều chắc chắn nhất là chẳng có gì chắc chắn cả", "quy luật quan trọng nhất là chẳng có quy luật nào cả" và "nguyên tắc tối thượng là cái gì cũng có thể xảy ra". Sau thời gian "nếm mật nằm gai", "ông hoàng" mới nổi này quyết định đi nước cờ một ăn một thua.

John Paul (bên phải) và lãnh đạo trường đại học Havard. 

"Ngửi" thấy mùi chiến thắng, ông quyết định đặt cược vào sự sụp đổ của thị trường nhà đất phố Wall. Những diễn biến của thị trường sau đó đều hệt như suy tính của Paulson. Khủng hoảng tài chính bung ra và Paulson thu về 3,7 tỷ USD trong năm 2007, vượt xa kỷ lục do "ông vua đầu cơ" George Soros lập với 2,9 tỷ USD hay James Simons trước đó với 2,8 tỷ USD.

Cũng trong năm 2007, tất cả các quỹ của Paulson đều thắng lớn khi kiếm được tới 15 tỷ USD. Cũng từ đây, thế giới đầu cơ lộ diện thêm một ngôi sao mới. Cái tên John Paulson khiến cư dân phố Wall "kinh hồn bạt vía". Về sau, có lần Paulson khái quát hóa bí quyết thành công của mình là kiên trì, biết mình và biết thời thế.

Trong năm 2008 đầy biến động, quỹ đầu cơ của Paulson đã kiếm lãi đến 37,6%! Nhờ đặt cược vào sự sụt giảm của các giá trị tài chính khi bán ra kịp các cổ phiếu xuống dốc, Paulson thu lãi cho riêng mình 2 tỉ USD trong năm.

Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng của Harvard (SEAS) nay đổi tên thành trường Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng John A. Paulson của Harvard

Đến năm 2010, quỹ của Paulson đã trở thành một trong những quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với 32 tỉ USD giá trị tài sản được quản lý. Trong đó gần 60% là tiền của "ông chủ". Từ đây, Paulson được biết đến dưới cái tên "ông hoàng của vay dưới chuẩn". Nguyệt san Trader Monthly đã bình bầu là "nhà buôn tài chính của năm", một huyền thoại trong giới tài chính.

Vận hạn, lỗ khủng, mang tiền đi cho, chơi nghệ thuật

Năm 2011 được coi là năm làm ăn vận hạn của Paulson. Quỹ đầu cơ do ông "cầm đầu" liên tục gánh thất bại, hàng tỷ đô đã không cánh mà bay sau những quyết sách sai lầm của "ông chủ".

Sau phi vụ thắng đậm năm 2010, Paulson quả quyết rằng, năm 2011 ông sẽ tiếp tục chiến thắng. Ông bắt đầu đặt cược lớn và mạo hiểm hơn bằng cachs mua lại số cổ phần lớn tại các ngân hàng như Bank of America, Wells Fargo, JPMorgan Chase, Capital One. 

Ông cũng dốc túi thâu tóm cổ phiếu của các tập đoàn khai thác vàng, mà ông dự kiến sẽ tăng về giá trị khi lạm phát tăng... Tỷ phú này cho rằng nền kinh tế sẽ hồi phục và ông sẽ thu lời lớn từ những khoản đầu tư này. Thế nhưng, hầu hết những thương vụ đầu tư của ông đã suy giảm giá trị nghiêm trọng khi thị trường ngày càng đi xuống và cuộc khủng hoảng tại châu Âu đã diễn biến tồi tệ hơn.

Tỉ phú John Paul và vợ

Thảm họa chưa dừng lại. Không lâu sau khi ông liều lĩnh thâu tóm công ty Sino-Forest, công ty này bị Ủy ban chứng khoán Ontario (Canada) buộc tội lừa đảo. Paulson thậm chí còn bị một cựu đồng sự kiện lên tòa án Miami (Mỹ) vì không kiểm tra, thẩm định đầy đủ trước khi rót vốn đầu tư.

Từ sau những vụ lùm xùm này, tiền trong túi ngày một hao hụt, tiếng tăm của Paulson cũng sa sút nghiêm trọng. Tài sản của John Paulson đã giảm tới một nửa chỉ trong 1 năm. Nhìn lại một năm đen tối, các quỹ của Paulson gánh khoản lỗ khổng lồ. Rất khó để tính toán chính xác con số lỗ thực sự nhưng theo các báo cáo gửi nhà đầu tư của Paulson, tính đến cuối năm 2011, các quỹ của ông đã có ít hơn 13,2 tỷ USD giá trị tài sản so với cuối năm 2010.

Năm 2012, theo thống kê, khối lượng tài sản mà tỷ phú này quản lý đã sụt giảm mất 1 nửa, từ mức đỉnh 38 tỷ USD xuống chỉ còn 19,5 tỷ USD. Một số nhà đầu tư, trong đó có những nhà đầu tư cỡ bự đã và đang rút tiền ra khỏi các quỹ đầu cơ của tỷ phú này.        

John Paul ngồi cạnh một trong những cây đàn của mình

Tuy nhiên, vẫn trong năm này, dường như số tiền “bốc hơi” chưa thấm vào đầu so với tài sản ông có được, nên vị tỷ phú đã rút 100 triệu USD cho Cơ quan bảo vệ công viên Trung tâm New York. Đây là món quà lớn nhất trong lịch sử dành cho biểu tượng đô thị 155 tuổi của thành phố.

Năm 2013, theo Forbes, tài sản của tỷ phú đầu tư John Paulson (Mỹ) cũng bốc hơi khá nhiều, có thời điểm chỉ trong 2 ngay, gần 1 tỷ USD trong túi của ông … biến mất khi vàng mất giá tới 13%. Tính từ đầu năm đó, Paulson đã thiệt hại tổng cộng 1,52 tỷ USD sau khi đã rót 9,5 tỷ USD vào các quỹ đầu tư của mình, trong đó có 85% liên quan đến vàng.

Cây đàn nằm bên trong trụ sở công ty tỷ đô Paulson & Co 

Dường như con số thiệt hại đó không ảnh hưởng đáng kể đến John Paulson khi giữa tháng 8/2013, ông vung tiền mua lại Steinway Musical Instruments, công ty chuyên sản xuất đàn piano có trụ sở tại Manhattan (Mỹ), với giá 512 triệu USD. Việc làm này của ông khiến giới tài chính Mỹ ngỡ ngàng.

Vị tỷ phú này được cho là sở hữu 3 cây đàn piano Steinway & Sons có giá hàng trăm ngàn USD mỗi chiếc. Và mặc dù không phải là nghệ sĩ dương cầm, nhưng ông từng chơi trống, kèn clarinet và saxphone. Ngoài mảng chính là đàn piano, Steinway còn bán cả kèn horn, kèn clarinet, kèn saxophone, sáo và trống.

Thành lập Paulson & Co vào năm 1994 với 2 triệu đô và một nhân viên, đến hôm nay, sau những thành công rực rỡ và thất bại cũng thảm hại, hiện ông đang sở hữu khối tài sản ròng 19 tỉ đô la và hàng trăm nhân viên khắp toàn cầu.

Nam Nam

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news