Tin mới

Gia cảnh đặc biệt chưa từng tiết lộ của bảo mẫu chùa Bồ Đề bị bắt

Thứ tư, 06/08/2014, 10:51 (GMT+7)

Vài hôm nay hết họ hàng xa lẫn anh em gần người ta gọi điện. Thương con, giận con, xấu hổ, lo lắng, rồi đấm ngực tự trách mình. Lỗi cũng do tôi".

Vài hôm nay hết họ hàng xa lẫn anh em gần người ta gọi điện. Thương con, giận con, xấu hổ, lo lắng, rồi đấm ngực tự trách mình. Lỗi cũng do tôi".


"Tôi không trăng hoa, con tôi đã không khổ"

Khi chúng tôi đến tìm căn nhà nhỏ trong một ngõ tối trên đường Mai Hắc Đế của Nguyễn Thị Thanh Trang, quản lý Nhà Mở chùa Bồ Đề bị bắt vì nghi án buôn bán trẻ em, có 1 người đàn ông nhỏ thó đang ngồi trên chiếc giường, hướng ánh nhìn trống rỗng ra ngoài cửa.

Ông bị tai biến mạch máu não hai lần nên bị liệt nửa người, suy tim độ 4 từ hai mươi năm nay. Tin tức về đứa con gái Nguyễn Thị Thanh Trang bị bắt vì buôn bán trẻ em đã khiến ông đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác mấy ngày. Nhiều lần trong câu chuyện, ông nói không ra hơi, phải dừng lại lấy tay ôm ngực để thở gấp.

“Vài hôm nay hết họ hàng xa lẫn anh em gần người ta gọi điện. Tôi như chết đi sống lại. Thương con, giận con, xấu hổ, lo lắng, rồi đấm ngực tự trách mình. Lỗi cũng do tôi mà ra…”, ông T gạt nước mắt.

Theo lời kể, ông có hai đời vợ, Trang là con thứ hai của ông với người vợ trước. Trên Trang còn có một người anh trai tên là Thanh, nhưng anh này đi tù vì mua bán trái phép chất ma túy và chết trong tù năm 1999.

Bảo mẫu chùa Bồ Đề - Nguyễn Thị Thanh Trang - vừa bị công an bắt tạm giam

“Hồi đó tôi trẻ, đi làm công chức nhà nước có vai vế, vị trí, trời lại sinh cho cái vẻ bề ngoài thư sinh nho nhã nên sống trăng hoa, cô nọ cô kia nhiều lắm, rồi về bỏ vợ. Nhưng tôi chê vợ, chứ tôi nhất định không bỏ con đâu. Thanh ở với tôi, Trang ở với mẹ nhưng tôi vẫn giữ cả hai đứa trong hộ khẩu nhà tôi để chúng nó được hưởng chế độ tem phiếu. Nhưng sau đó tôi cũng chẳng giúp ích được gì cho đời chúng nó. Bố ốm yếu quanh năm nên con trai hư hỏng, con gái thì ở xa không quan tâm được.

Mấy hôm nay tôi cứ tự trách mình, lỗi của tôi là tuổi trẻ ngông cuồng, không coi trọng gia đình, không giữ được cho con tôi một mái nhà yên ấm… Tôi sinh con ra mà không nuôi nấng được nó như người ta, để nó quăng quật giữa đời, cùng đường vào chùa rồi giờ sinh họa…”

Theo lời kể, năm 1980 ông T li dị vợ, khi đó  Nguyễn Thị Thanh Trang chưa đầy 2 tuổi. Vợ cũ của ông không có nghề nghiệp gì nên hai mẹ con chật vật xoay sở đủ kế sinh nhai. Để chia sẻ gánh nặng, mẹ Trang đi bước nữa với một người đàn ông nhà có nghề làm hương ở ngoại thành.

Cuộc đời chìm nổi

Ông T buồn bã kể tiếp về con gái: “Một lần lúc cái Trang lên 10 tuổi, bạn tôi tình cờ đi ngang nhà người ta rồi về bảo tôi con bé khổ lắm, bé như cái kẹo mà xách cả thùng nước to đùng, rồi lao động quần quật. Tôi tìm xuống đó thấy nó đang ngồi gò lưng giặt quần áo cho tốp thợ làm hương 7 - 8 người, rồi nấu cơm, dọn dẹp… Tôi thương quá về qua nhà bố mẹ vợ xin đón con tôi về nuôi, nhưng ông bà không cho.

Trang ở với mẹ học hết lớp 10 thì bỏ học, rồi nó đi lang thang làm việc tự do. Người ta bảo với tôi gặp nó trong quán karaoke, làm tiếp viên bia ôm gì đấy. Sau này nó tâm sự, vì lớn lên trong sự phẫn uất tủi nhục quá mới sinh chán đời, mới bỏ nhà đi chỗ nọ chỗ kia như thế...".

Rồi nó lấy người chồng đầu tiên, hai lần sinh nở thì lần thứ nhất Trang sinh đôi nhưng rồi mất đi một bé, bé còn lại bây giờ lên 11 tuổi, ở với bà ngoại. Bé thứ 2 lên 9 tuổi đã xuống tóc làm tiểu trong một chùa ở ngoại thành.

Bố của Trang cay đắng trách mình nên con mới mang tội

Đến năm 2007 thì nó gặp H, chồng nó hiện giờ. Là vì mẹ Trang có một điện thờ, bà ấy hay đi cúng bái cho người ta. Chồng nó làm nghề xe ôm, hay chở bà ấy sang chỗ nọ chỗ kia, rồi làm chân phụ lễ cho mẹ Trang. Chúng nó yêu nhau rồi có bầu đứa con gái thứ 3 của nó, con bé bây giờ 5 tuổi, cũng không đăng ký kết hôn.

Cũng năm 2007 nó đưa thằng thứ 2 về đây muốn cho cháu nhập hộ khẩu nhà tôi, nhưng vợ chồng tôi từ chối vì sợ sau này rồi xảy ra rắc rối tranh chấp nhà cửa. Thời buổi này nhiều bài học nhãn tiền rồi nên chúng tôi phải lo chứ, hàng xóm họ cũng khuyên tôi như thế. Trang nó đề nghị tôi bán nhà chia làm 4 phần, hai vợ chồng tôi một nửa, nó và đứa em cùng cha khác mẹ mỗi đứa 1/4. Tôi bảo bố mẹ phải bán chỗ này đi mới chia được, nhưng bán chỗ này thì bố mẹ biết đi đâu? Vợ tôi cũng không đồng ý. Vì chuyện này mà giờ tôi đau lòng lắm".

Trong câu chuyện, ông T cho hay vợ chồng Trang và H có một căn nhà cấp 4, gần nhà mẹ Trang, nhưng ở dưới đó không kiếm ra tiền nên năm 2008, nó đưa cả hai đứa con vào chùa Bồ Đề xin ni sư Thích Đàm Lan nương nhờ cửa Phật.

Ban đầu tôi cũng không biết, đến khi hàng xóm người ta in một bài báo nói về những người nương tựa chùa Bồ Đề, chụp ảnh cái Trang hai tay bế hai đứa con kể chuyện tranh chấp với bố mẹ rồi cùng đường phải vào chùa, tôi mới hay. Tôi giận lắm gọi nó mắng cho một trận. Hôm sau H, chồng nó đến bảo thôi bố thông cảm, phải nói thế chùa mới cho vào ở trong đó.

Lúc trước nó vất vả thì thi thoảng tôi cũng cho Trang vài ba trăm ngàn, nhưng sau khi vào chùa thì Trang bảo cuộc sống đủ ăn đủ mặc, không xin tiền bố nữa. Trang được giao nhiệm vụ quản lý nhà nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ, sư thầy trả công mỗi tháng 1 triệu đồng, dành để mua sữa cho con gái út.”

(Còn nữa)

Theo Soha/ Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Nghi vấn đánh tráo trẻ em tại chùa Bồ Đề: Nhóm thiện nguyện lên tiếng

Chùa Bồ Đề khẳng định “không có cháu nào có tên Huy Anh", trong khi đó CA quận Long Biên lại cho biết cháu Huy Anh được nuôi tại chùa. Nhưng khi xem ảnh thì nhóm thiện nguyện đang tìm kiếm cháu Huy Anh khẳng định cháu bé đang sống tại chùa không phải Huy Anh.